Vẻ đẹp bất tử

Họ là những cô gái, những người phụ nữ khác nhau về địa vị, độ tuổi, hoàn cảnh sống; nhưng đều là những đại diện tiêu biểu cho kỉ nguyên của những biến động không thể quên!

Đó là Isark Dinesen, với cuốn văn chương phi hư cấu, cuốn hồi kí của một tư sản thực dân tại Somali những năm đầu thế kỉ XX, thời kì mà thực dân phủ bóng khai thác tài nguyên dưới vỏ bọc khai phá văn minh trên khắp các châu lục. Nổi lên những “áng văn trác tuyệt” này là tình yêu con người, yêu xứ xở, yêu những âm thanh cuộc sống tự do tự tại, kể cả thứ từ thế giới văn minh tinh tế: đĩa nghe nhạc vỡi những bản không lời cổ điển, cốc cà ffe nóng, ánh đèn bão treo trước cửa, ánh nến.v.v.v..; nhưng trên hết là sư hoà hợp với thiên nhiên: rặng núi Ngong ở các góc độ, những lần săn hổ để bảo vệ cuộc sống sinh hoạt của người dân, những chuyến bay ngắm đàn trâu rừng lững thững.v.v.v.Và tất nhiên, là cuộc sống đầy màu sắc âm thanh của những dân cư bản địa, những tộc người da màu ở vùng đất châu Phi, trước làn sóng hiện đại của Tư sản phương Tây sẽ cuốn phăng ít nhiều những màu sắc ấy. Dòng kí ức như thước phim quý ghi lai cảnh sắc thiên nhiên và con người trước đó, thât đep và thật thơ.

Đó là Anne Frank với những trang nhật kí cựa quậy, vùng vẫy trong đồng thời cái nổi loạn của lứa tuổi dậy thì với cái bức bối, ngột ngạt của nạn thảm sát Người Do Thái đến thảm khốc mà Phát xít Đức gây ra đợt giữa thế kỉ. Nhưng, điều tuyệt diệu là như mầm cây khi mưa xuân đến, lôc non nảy lên bất cấp những khắc nghiệt bủa vây. Cô bé đã lớn lên, đã yêu và đã sống trong không gian của khu nhà phụ chật chội, bức bối, thiếu thốn đủ thứ ấy; nhưng lại cũng là nơi mở ra cuộc sống, kiến thức, tình yêu thương, khát khao sống với bản ngã. Cuối cùng là cái chết, không tránh khỏi, nhưng cô bé đã sống, đã chiến đấu, đã thể hiện khát vọng từ nhỏ nhoi đến lớn lao của mình, và đã tác động không nhỏ tới những người ở lại, được tận hưởng tiếp cuộc sống muôn màu.

Đó là Henrietta Lacks, người hẩm hiu hơn bởi cả thế giới chỉ biết đến Hela, phần tế bào đặc biêt lấy ra từ cơ thể bà đã làm thay đổi nền y hoc và thế giới, mà hầu như không biết bà là ai và đặc biệt là gia đình bị bỏ lại sau cái chết của bà. Bà là một cô gái da màu đã có môt tuổi thơ khốn khó nhưng cũng thật đáng nhớ ở khu Nhà lớn với người ông ngoại và những anh chị em họ của mình, rồi sau đó là một mái nhà nhỏ êm ấm với chồng và những đứa con nhỏ. Điều đặc biêt là bà yêu bản thân mình, yêu từ bộ đồ ngủ đến những cái móng chân móng tay lúc nào cũng được sơn đỏ, yêu những đứa con, yêu những người anh em họ hàng. Cho dù khi bệnh tật, cô cũng không bao giờ kêu ca phàn nàn, mà vẫn đem lại nụ cười và sự thoải mái, âu yếm với mọi người xung quanh. Nhưng khi chiến đấu với bệnh tật và cuối cùng là cái chết, khhoa học vẫn thản nhiên lấy đi những phần cơ thể của cô để nghiên cứu, để phát triển, thậm chí là phát triển rực rỡ, thì bà vẫn cô quạnh với nấm mồ không bia, những đứa con của bà bị hành hạ, hãm hiếp, đói khổ, và đặc biêt là không hề được biết về những đóng góp đăc biệt của người mẹ đặc biêt với nền y học thế giới. Sức sống mãnh liệt của Henrietta Lacks dường như đủ để xoa dịu, xoá nhoà những gì mà cuộc sống đã vô tình với bà; nhưng đủ để nhắc nhở chúng ta hãy nhớ về những con người âm thầm như thế.

Họ là những Con người bất diệt.

Xin đươc tri ân.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.