Trại Cẩm Giàng – Trại Minh Tâm

Theo dòng Hồi ức

Cùng Trần Tuấn – UỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐƯỜNG CỦA VŨ, chợt mỉm cười vì băn khoăn về “con chữ đẹp đẽ” – Trại, do ai đặt tên. Thực ra, những năm 20 của thế kỷ 20, không chỉ có Trại Cẩm Giàng – ngôi nhà của của dòng họ Nguyễn Tường, nhánh cụ Nguyễn Tường Phổ – tiến sỹ khoa Nhâm Dần năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) được triều đinh điều chuyển từ Cẩm Phô ra làm tri phủ ở Cẩm Giàng trong một lần “luân chuyển cán bộ”;

Sau này, Trại Cẩm Giàng lấy làm nơi chuyên thù tiếp đàm đạo với khách văn chương của văn phái. Nay, địa phương đang có nhã ý đặt tên là “Nhà khách văn chương” khi trưng dụng lại khu vườn mảnh đất này để phục dựng lại một di tích văn chương…

Còn có Trại Minh Tâm ở Hà Nội, cùng thời nhưng lại không liên quan gì đến Tự lực Văn Đoàn.

“Trại Minh Tâm là một khoảng đất rộng nằm bên phải đường Hàng Bột. Trước khi vào trại, bao giờ cũng phải qua đường Sinh Từ, rẽ qua Văn Miếu đi về phía Cát Linh. Đường vào trại Minh Tâm phải qua cầu gỗ. Hai bên là ruộng rau muống, rồi qua vườn rộng mới vào căn nhà ba gian xây theo kiểu bán kiên cố. Trên nóc có một gian tầng hai, đủ một phòng cho gia đình Quý – cậu em út ở. Giữa sân vườn có tượng Khổng tử dây leo thường phủ kín đến tận đầu…Nhìn tay mẹ cầm bát nước mắm ngồi ngay thềm bốc bánh chấm nước mắm ăn ngon lành. huyên chợt tưởng tượng tới bà mẹ làng Gióng! Những đứa con bất tử Việt Nam đều được sinh ra từ những bà mẹ giản dị như thế này đây. Cho đến hôm nay mà mẹ vẫn mặc vay đen dài chấm gót và buộc trước bụng một chiếc ruột tượng màu xanh ngả vàng

Trại Minh Tâm! Nơi có con Nghê đá nằm như chứng tích lịch sử từ một thời xa xưa, gợi trong ta nỗi khát khao tìm kiếm về dĩ vãng. Chỉ từ một con nghê đá, từ một bụi tre đằng ngà, người nghiên cứu quá khứ có biết bao nhiều điều cần phải ngẫm nghĩ. Những ý nghĩ về lễ hội Phù Đổng đã được vạch ra khá rõ ràng, nhưng để viết nó ra bằng tiếng Pháp thì còn cần thời gian và sức lực cùng trí tuệ”

(Trích trang 31-32- Nguyễn Văn Huyên – Bản giao hưởng văn hóa)

Vì lẽ đó, TRẠI – con chữ đẹp đẽ ấy không phải là do “ai trong số những yêu nhân của Tự lực văn đoàn đặt ra,

Nên câu hỏi vẫn chờ lời giải đáp!

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.