Nỗi buồn của Chopin

Nhân kỉ niệm ngày sinh của một thiên tài âm nhạc!

Tôi không rành về nhạc cổ điển, nhưng tôi thích và cũng mày mò, cho dù không đều đặn, về dòng học bác học này, qua sách vở, và tất nhiên, âm nhạc.

Hôm nay, tôi muốn kể bạn nghe về Nỗi buồn của Chopin _ tác phẩm nằm ngay đầu tiên trong chương Tình yêu xứ xở của cuốn Nhạc cổ điển _ Những mảnh ghép sắc màu!

Chopin là người Ba Lan. “Vào một ngày mùa thu năm 1830, có một đôi bạn thân ở độ tuổi đôi mươi cùng tạm biệt quê hương Ba Lan để ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội sự nghiệp”.

Nhưng, chẳng bao lâu sau, Ba Lan nổ ra cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của người láng giềng khổng lồ, người bạn quay về Ba Lan tham gia cách mạng, và khuyên Chopin ở lại nước ngoài là vì ông “là nhà soạn nhạc của đất nước Balan”, “ở nước ngoài cậu sẽ phục vụ Tổ quốc tốt hơn”.

Và đúng như thế, Chopin đã “dùng âm nhạc để ủng hộ cách mạng và làm rạng danh tổ quốc Ba Lan”.

Và, âm nhạc cũng ẩn chứa nỗi buồn cũng như tình yêu lớn của ông khi xa xứ! Có giai thoại kể rằng, trong lúc dạy bản étude này cho một học trò của mình là Adolf Gutmann, Chopin đã bật khóc và kêu lên ” Ôi quê hương tôi” (trích dẫn trang 110).

Và còn nhiều câu chuyện khác nữa, như chiếc ly rượu bằng bạc đựng đầy đất Ba Lan, đầy xúc động, mời bạn cùng khám phá!

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.