Nhìn mà không thấy

Con chữ trông trăng – niềm vui mùa Covid.

Có khi nào các bạn giật mình nhận ra điều này không? Vì quá quen thuộc, nên nghiễm nhiên hưởng thụ, và chẳng thấy điều gì nữa,

Để đến khi cái điều bình thường ấy, như việc đi lại tự do ngoài được, tạt chợ bất kì khi nào muốn.v.vv..không thể thực hiện hiện được, ta mới bỗng thấy, những âm thanh cuộc sống đó ý nghĩa đến thế nào!

Nhưng, không chỉ có thế, không phải chỉ khi bỗng dưng không thấy mới bâng khuâng, mới cồn cào, da diết nhớ, mà nhiều khi, lại là do góc nhìn!

Những nét văn hoá của mình, đúng là do mình xây dựng nên, nhưng khi qua con mắt khách quan của những người bên ngoài, đặc biệt là người ngoại quốc, hình ảnh đó trở nên độc đáo, thú vị, đồng thời với cả những điều cảm thấy kì quái, khó hiểu.

Đôi điều đúc rút sau khi được đọc trích đoạn trong tác phẩm dịch về Trung thu, và cả những ngày lễ Tết cổ truyền khác của Việt Nam ở những năm đầu thế kỉ XX, qua con mắt của một Nhà báo Pháp. Bạn hãy thử đọc mà xem, vừa có nét khái quát, vừa rất chi tiết, sống động, lại thấm đượm tinh thần cốt lõi của hiện tượng. Phải nói rằng, cảm nhận rất tinh.

Cảm ơn Dịch giả, Biên tâp viên nhà Kim xinh đẹp Thanh Thuỷ Hoàng. Tủ sách Việt Nam đầu thế kỉ XX của Dự án Sách nhà mình mong ngóng được kết nạp thêm đầu sách mới!

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.