Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy

27.05.2020

Lâu lắm rồi văn đàn, đặc biệt là tác phẩm cho thiếu nhi và của thiếu nhi viết, mới lại xáo động như thế này! Nếu như các bạn nhỏ đã từng mê mẩn Nhật ký cậu bé nhút nhát, cả ngoại văn lẫn bản dịch của NXB Trẻ, thì cuốn sách này chắc chắn cũng sẽ khiến các bạn nhỏ cười nghiêng ngả đấy. Thú vị hơn nữa là bạn nào cũng sẽ thấy mình ở trong các câu chuyện của Alvin vì mặc dù Alvin trong truyện là ở Mỹ, nhưng Khang Thịnh lại đích thực là Người Việt Nam, chưa đi Mỹ bao giờ!

Cuốn sách đã ra đời thế nào?

Bắt đầu cách đây 2 năm, khi bạn ý còn là cậu bé lớp 5, nghỉ hè, theo mẹ lên cơ quan

Con: Mẹ ơi, con viết truyện nhé.

Mẹ: Được, con. Với suy nghĩ của mẹ lúc đó là luyện viết chữ và bớt nghịch thôi!

Viết xong là in luôn à?

Ôi không, trong vòng 2 năm, Khang Thịnh rả rích viết, mẹ được thẩm và nhờ một vài người bạn khác đọc. Hữu duyên thé nào lại gặp thày Mạnh Hùng – sáng lập của Sách Thái Hà…Nhưng cũng không hẳn là in được ngay. Tưởng phải dừng ý.

Vì sao thế?

Không có bản vẽ phác họa nào thể hiện đúng ý đồ của tác giả, cho đến khi, chị Ngọc Lan – sinh viên kiến trúc, cháu một người bạn của mẹ, được giới thiệu. Khang Thịnh vui mừng cho biết “chị đã làm nên một nửa cuốn sách” và được “làm sếp” trong suốt thời gian họa sỹ vẽ tranh…

Sao bọn trẻ đọc mà cười nghiêng ngả thế?

Vì toàn bộ là những câu chuyện rất thật về những chú nhóc tầm 8 đến 13 tuổi, ham chơi, đặc biệt là điện tử, chán học, thích bộ bài Pokemon và làm các loại thí nghiệm khoa học quỷ quái với Cocacola và kẹo Methos.v.v.v.

Một loạt những trò nghịch ngợm, những cảm xúc thật về Ông bà, bố mẹ, thày cô.v.v.v.được vô tư thể hiện trong truyện này. Nhật ký mà!

Đánh giá khách quan, những đoạn nhật ký liền mạch ấy:

Được thể hiện bằng trí tưởng tượng phong phú: bối cảnh Mỹ, nhân vật Mỹ.v.v.v.v..Cuốn này dịch được ý chứ bộ!

Lối viết phóng khoáng, không có chút khuôn phép, sáo rỗng nào thường thấy như của các bạn cùng lứa tuổi.

Câu văn tròn trịa, khúc triết

Bố mẹ, thày cô nhận được điều gì từ cuốn sách này?

Trước tiên là bố mẹ: Nhiều đấy, thay đổi gì không?!

Và thầy cô: chắc chắn thày cô sẽ trăn trở làm thế nào để khơi gợi các em nói và thể hiện thoải mái suy nghĩ của mình, với hướng nhìn tích cực và tràn ngập niềm tin yêu vào cuộc sống.

 Ai đã “đỡ đầu” cho cuốn sách?

Đó chính là dịch giả, nhà văn Nguyễn Bích Lan với cuốn sách gối đầu giường của Khang Thịnh: KHÔNG GỤC NGÃ, và cũng giúp cậu bé hoàn thiện trong quá trình sáng tác này.

Đó chính là cô Phan Hồ Điệp, mẹ của anh Đỗ Nhật Nam đã viết lời tựa rất chi tiết cho cuốn sách này. Cô ấy cảm thấy thực sự ngạc nhiên về cây bút trẻ…

Cuốn sách đã trên đường đến với rất nhiều các bạn nhỏ, các lớp học trong dịp 1.6 này.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.