Năng lực truyền đạt

Có hai nội dung rất ấn tượng với mình trong buổi đọc sách sáng nay, mình tóm lược và chia sẻ lại thế này.

🌼Hỏi chỉ xấu hổ nhất thời, không hỏi xấu hổ cả đời

Bất luận là ai, cho dù là chuyên nghiệp ở một lĩnh vực nào đó, chúng ta cũng đều có những điều mình chưa biết.

Biết những “điều chưa biết”, khiêm tốn học hỏi, mở lòng giao tiếp, chắc chắn sẽ nâng cao sự hiểu biết, cải thiện được năng lực truyền đạt của bản thân. Bởi lẽ, chúng ta sẽ chỉ nói lưu loát, dễ hiểu, truyền cảm khi mình thực sự hiểu một vấn đề.

Nhưng phải lưu ý, “thái độ muốn nghe tất cả mọi điều từ người khác lại là điều cấm kị. Thái độ như thế sẽ tạo ra kết cục là mọi người xa lánh”.

Vậy, thái độ như thế nào mới là đúng đắn?

Từ khoá rất hay ở mục này là gì, bạn đọc tiếp nhé.

🌼 Vì sao khi Nhân viên kinh doanh chú trọng đặc biệt vào đặc điểm, tính năng của sản phẩm, lại có thể gây phản ứng ngược?

Nội dung này nằm ở mục ” Để trở thành Người biết lắng nghe”. Cuốn sách sẽ cho bạn biết tâm thế cần thiết trong quá trình tiếp xúc khách hàng. Thực chất họ sẽ chọn cái gì, sản phẩm hay người mang sản phẩm tới bán.

Còn mình, khi đọc phần này, mình thấy quen thân, và nhớ về những vị khách, mà bây giờ, gần như đã trở thành những người bạn của mình!

Qua đó, mình tin là các bạn, đặc biệt là các bạn mới vào nghề, sẽ có những cuộc giao tiếp hiệu quả nhờ những điều chỉnh nhỏ nhỏ mà đắt giá mà sẽ thu lượm được từ cuốn sách nhỏ thế này.

Bạn sẽ đọc và thử áp dụng chứ!?

Hoàn toàn đồng tình với dịch giả Nguyễn Quốc Vương khi chuyển những cơ quan, chức vụ tương đương giữa Nhật và Việt, khiến độc giả dễ dàng hiểu mạch của tác giả. Theo mình, đó là lối dịch thoát. Cảm ơn dịch giả. Đó cũng là một áp dụng hiệu quả từ chính cuốn sách này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.