LƯƠNG THẾ VINH, Ông trạng đa tài, người thầy của những tên tuổi lớn.

Đó là tiêu đề đầu tiên trong tập 2 bộ Những NGƯỜI THẦY trong Sử Việt(bộ sách 2 cuốn) của nhóm tác giả Mãi Như Nguyễn , Huy Thắng Nguyễn và Nguyễn Quốc Tín.

Đọc cuốn sách, mình hiểu rõ hơn về con người đặc biệt này. Một cậu bé thông minh sáng dạ và không kém phần ngỗ nghịch với những trò chơi mãi còn gây cảm hứng: nặn với đất biết đi; cân voi; lấy bóng từ hố sâu; lấy nén bạc từ cành tre; xoá nợ cho bố mẹ.v.v.v.Một anh khoá sinh lần đầu lều chõng đã “lèo một mạch” đến Đệ nhất danh _ tức Trạng nguyên, thời vua Lê Thánh Tông. Một quán văn được vua tin cẩn suốt ba mươi năm chốn quân trường. Một tư duy toán ứng dụng xuất sắc ở triều đại với việc chuyển hoá công thức tính toán trong việc buôn bán, cân đong, đo đạc ruộng vườn.v.vv.; thậm chí là kĩ sư thiết kế, phác thảo bản vẽ, tính toán sức bền của các công trình xây dựng. Ông chính là người sáng tạo đã BÀN TÍNH GẢY ĐẦU TIÊN của nước ta.

Văn võ song toàn, tính ứng dụng nổi trội, nhưng chưa hết, ông còn là một nhà nghiên cứu nghệ thuật uyên thâm, âu cũng xuất phát từ niềm yêu thích chèo, thuộc chèo làu làu từ nhỏ nói riêng, và tài năng thiên bẩm về âm nhạc nói chung. Đó cũng là sự mạnh mẽ, dũng cảm khi ông công khai phân tích, bảo vệ giá trị kịch hát cổ truyền của dân tộc, trong khi, đó là thứ nghệ thuật bị các triều đại phong kiến Việt Nam miệt thị, không những không sử dụng trong cung đình, mà còn không cho phép con em nhà phường chèo bén mảng đến trường thi.

Còn nữa, tương truyền, ông cũng chính là một trong những người nghĩ ra bộ môn nghệ thuật Múa Rối nước nổi tiếng ngày nay.

Quan điểm giáo dục của Lương Thế Vinh rất tiến bộ: học cần phải chuyên tâm, nhưng cũng phải biết kết hợp vui chơi thoải mái, hoà với thiên nhiên, và tìm mọi cách vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống! Thiết nghĩ, tư tưởng đó còn nguyên giá trị đến ngày nay!

Với mình, một cựu học trò được học dưới mái trường Lương Thế Vinh, mình hiểu hơn ý nghĩa về sự lựa chọn tên trường của thày Văn Như Cương cách đây hơn 30 năm ấy!

Mình nhớ lại hôm Đại hội Đoàn Trường lần X, mình đã mạnh dạn có đề xuất cho Đoàn trường: phải phổ cập tiểu sử Văn Như Cương(xúc động quá nên nói nhịu) , tiểu sử Lương Thế Vinh cho toàn bộ học sinh trong trường, để các thế hệ học sinh Lương Thế Vinh thấy được vinh dự và trách nhiệm gắn với ngôi trường thân yêu này!

Không biết, bây giờ, các em thế hệ ba mấy ấy, có còn làm thế nữa không?!

Trở lại bài viết, vậy học trò của Lương Thế Vinh là những ai, các bạn cùng đọc nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.