Bài 64: Lỗ Tấn

Lỗ Tấn nghĩ gì?

Nếu có những sự bất đồng, chống đối, thì tốt nhất là giải quyết chúng, hơn là nuôi dưỡng chúng.

Bánh xe có ích cho nhân loại, đó là cái tốt. Cái gì vô dụng thì ngu xuẩn và có hại.

Trẻ con bao giờ cũng tốt. Chúng hiện thân cho sự trong trắng, vô tội. Trẻ con không có khuynh hướng xấu của người lớn. Cái xấu của chúng là do chúng hấp thụ được từ môi trường xã hội. Cái môi trường ấy xấu, còn trẻ con bản chất không xấu, chúng vô tội.

Lỗ Tấn (1881-1936) là ai?

Lỗ Tấn là “Gorky của Trung Quốc”, ông là nhà dân chủ cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn hiện thực Trung Quốc cận đại. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến các trào lưu văn học hiện đại, tiến bộ của Trung Quốc.

Lỗ Tấn xuất thân từ một gia đình quan lại sa sút. Cho đến 17 tuổi, ông học ở quê nhà và đọc hầu hết các thư tịch cổ điển. Sau, ông học khoa học tự nhiên (Hàng hải, Mỏ ở Nam Kinh, Y ở Nhật Bản). Ông tham gia cách mạng Tư sản Tân Hơi (1911), nhưng thất vọng. Ông đi tiên phong trong phong trào cách mạng Ngũ tứ (ngày 4 tháng 5 năm 1919). Ông dạy học và lãnh đạo thanh nien chống phong kiến và đế quốc. Ông chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx_Leenin và giới thiệu lí luận văn nghệ Marxist. Năm 1930, ông chủ trì Liên minh các nhà văn cánh Tả. Ông viết “Tạp văn”, truyện ngắn. Tác phẩm chính của ông là: Nhật kí người điên, Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại…..

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.