Lịch sử báo chí Việt Nam

Nhân ngày Ngày báo chí Cách mạng Việt nam

21.6.1925 _ 21.6.2021

Báo chí Việt Nam có từ khi nào? Có phải từ ngày 21.6.1925, nhân ngày ra đời một cách bí mật của tờ Thanh niên, tiếng nói của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc lập ra?

Câu trả lời là Không!

Trong Sử ta chuyện xưa kể lại, các tác giả có điểm đến “thời Lê Thánh Tông có Quang Văn đình, thời Gia Long có Quang Minh đình (hai địa điểm nằm trong khu vực Hoàng thành), là nơi dán những “pa_ nô” thông báo lớn của vua và triều đình cho dân biết. Có người cho rẳng có thể coi đó là báo chí thuở sơ khai”.

Năm 1865, ở Nam Kì, Trương Vĩnh Ký nộp đơn xin ra một tờ báo bằng chữ quốc ngữ, lấy tên là Gia Định báo. Sau đó, cũng tại xứ này, nhà cầm quyền Pháp còn tiếp tục cho ra thêm Phan Yên Báo (1868), Nông cổ mím đàn (1900), Lục tỉnh tân văn (1910).

Báo chí Bắc kì ra đời muộn hơn đến hơn 40 năm, với Đông dương tạp chí (1913) do Nguyễn Vặ Vĩnh phụ trách, Nam phong tạp chí của Phạm Quỳnh (1917).

Năm 1918, tại Sài Gòn xuất hiện tờ báo dành riêng cho Phụ nữ: Nữ giới chung, do bà Sương Nguyệt Ánh, con gái Nhà thờ Nguyễn Đình Chiểu làm chỉ bút.

Sau những năm 1920, báo chí Việt Nam nở rộ với nhiều thể loại, tác động sâu sắc tới quần chúng xã hội ở nhiều mặt…

Các tờ báo đó ra đời và kết thúc thế nào, sứ mệnh là gì, các bạn ãy đọc tiếp trong SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI nhé!

Dự án Sách Nhà Mình nhiệt liệt giới thiệu bộ sách sử này đến độc giả vì thế, sử không chỉ là những trận chiến, những con số, mà sử là những câu chuyện về mọi mặt của cuộc sống qua các giai đoạn, được nhìn nhận một cách khách quan…

Từ các câu chuyện từ huyền sử, các triều đại, đệ miếng ăn (phở), nét mặc (áo dài), các phong trào văn hóa (chữ quốc ngữ, tự lực văn đoàn, Thơ mới.v.v.v.).

Bạn có muốn thấy điều đó không, xin mời đọc sách!

Xin gửi lời chúc mừng tới các Nhà báo nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam!

Trân trọng./.


THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.