Bài 58: Khổng Tử

Khổng Tử nghĩ gì?

(Trần Văn Quý và Nguyễn Khắc Viện trích dịch)

Quân tử cầu ở mình, tiểu nhân cầu ở người.

Quân tử thư thái mà không kiêu căng, tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái.

Quân tử hòa với mọi người mà không hùa về ai, tiểu nhân thì hùa với mọi người mà không hòa với ai.
…….
Đọc lại sách Luận ngữ, ta thấy hầu hết những tư tưởng của ông đều xoay quanh chữ “nhân”. Theo ý kiến Nguyễn Khắc Viện, nếu cần định nghĩa chữ Nhân của Không Tử thì có thể nếu 4 điểm:

1. Rộng lượng với mọi người

2. Hiểu biết đẻ có một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh

3. Dũng cảm nhận trách nhiệm

4. Giữ mình đúng lễ.

Nói tóm lại có tính người, có tình người
————————————-
Khổng Tử là ai?

(551-479 trước Công nguyên)

Không Tử là một triết gia, nhà giáo dục cổ đại. Thời trẻ, ông đi nhiều nước chư hầu nhưng không được trọng dụng, sau này quay về nước Lỗ chuyên dạy học và viết sách. Ông là người đầu tiên ở Trung Quốc mở trường tư không phân biết san hèn Ông thu thập tất cả những thành tựu văn hóa trước ông, sắp xếp thành một hệ thống các tư tưởng. đề cập đến tất cả các tri thức (Tứ thư, Ngũ kinh). Tư tưởng chủ đạo của ông là tu dưỡng cá nân để thích ứng với yêu cầu xã hội, trước hết là để thành người cai trị, hướng dẫn người khác (quân tử) Khổng giáo hằm vào các vấn đề thực tế, không viển vông, trừu tượng. Có lẽ nhờ vậy, trong xã hội mà nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cá thể lạc hậu, lại ngưng trệ hàng nghìn năm như Trung Quốc trước dây và một số nước tương tự, học thuyết đã có tác dụng ngự trị và Khổng tử được tôn sùng làm “Thánh”.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.