Khi những Tiến sỹ mở lòng

Đôi điều về tọa đàm ngày 11.7.2020 của Sách Thái Hà.

KHƠI DÒNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XIX – XX – XXI – Bài 1

Trong thời đại ngày nay, khi Tiến sỹ đã trở thành một học vị khá phổ biến, đến mức không thể biết được các công trình nghiên cứu của họ phục vụ được gì cho cộng đồng, hay thậm chí là ngay cho chuyên môn trong phạm vi nghiên cứu; đặc biệt là bằng trong nước hay liên kết với nước ngoài,

Thì những nỗ lực của các Tiến sỹ như Tiến sỹ Nguyễn Thụy Anh trong Văn học với CLB Đọc sách cùng con, Nhóm MẠNG LƯỚI TÀI CHÍNH CÁ NHÂN VIỆT NAM do Tiến sỹ Đinh Thị Thanh Vân dẫn đầu với một hệ sinh thái về Tài chính cá nhân: trò chơi, báo, sách, hội thảo, đào tạo.v.v.v..quả là đáng ghi nhận.

Và, vừa mới đây, trong Tọa đàm sách do Thái Hà tổ chức, Tiến sỹ Trần Đình Hằng – Phân viện trưởng Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia tại Huế, đã khiến công chúng hiểu hơn về văn hóa Việt trong mối tương giao Pháp Việt, một cách rất chuyên môn, bài bản; và cũng đầy sức cuốn hút.

Có ba nội dung mà mình tâm đắc:

Một là, tại sao phải Khơi dòng? Văn hóa nghệ thuật là một dòng chảy xuyên suốt không gian và thời gian! Khơi dòng là làm sáng tỏ; và cơ duyên của Thái Hà với các Chuyên gia Phân viện Huế sẽ cho ra đời 12 cuốn sách trong chùm chủ đề này, hiện chưa tiết lộ, mở đầu là 2 cuốn này: HỒI ỨC KINH THÀNH HUẾ; NGHỆ THUẬT VÀ NGHỆ NHÂN HUẾ. Điểm chung của 12 cuốn sẽ hiển thị rõ nét dòng chảy văn hóa Việt từ hai góc độ: nhìn từ Huế và từ những Tài liệu pháp ngữ.

Hai là, cuộc tao ngộ Việt Pháp là cuộc tao ngộ đầy những nốt nhạc thăng trầm. Bằng cách chỉ ra những dấu mốc quan trọng, những nhân vật quan trọng đóng góp cho lịch sử văn hoá Việt Nam, trong đấy có những dấu ấn của mối tương giao Pháp – Việt góp phần hiện đại hoá nền văn hoá Việt, Tiến sĩ Trần Đình Hằng cho rằng trong giai đoạn lịch sử với nhiều biến cố này, nếu chúng ta nhìn nhận lại từ một góc nhìn thoáng hơn, bớt cực đoan hơn sẽ thấy được những giá trị văn hoá rất nhân văn, với nhiều thành tựu mà người miền Trung nói riêng cũng như người Việt nói chung rất tự hào, có thể kể tới như cầu Tràng Tiền, bệnh viện Trung ương Huế, ga Huế, Trường Quốc học,…

Bà là, các trụ cột tạo nên mối lương duyên để có những cuộc tái ngộ đầy hứa hẹn. Đó là các đời vua triều Nguyễn, yếu tố Pháp và yếu tố Phật giáo. Có phải đó cũng chính là hình hài của một Huế thân thương?!

Tôi chưa từng đến Huế, chưa đủ kiến thức và thời gian đọc hết các tác phẩm về Huế, của Huế; nhưng qua buổi tọa đàm này, tôi nhận thấy địa chỉ tin cậy để có thể hiểu về Huế một cách đầy đủ, chính xác, để dần hoàn thiện những mảnh ghép văn hóa lịch sử của chùm chủ đề Việt Nam – đầu thế kỷ XX, mà vẫn đang theo đuổi.

Trước hết là đọc HỒI ỨC KINH THÀNH HUẾ, NGHỆ NHÂN VÀ NGHỆ THUẬT HUẾ của Thái Hà.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.