Bài 62: Jack London

Jack London nghĩ gì?

Tình yêu sinh ra trên trái đất trước khi có lời nói. Quá trình, những tác hại và những thể hiện của nó vĩnh viễn không thay đổi.

Tình yêu không thể yếu đi. Nếu nó bị vấp ở trên đường và sụp đổ thì không phải là tình yêu.

Trong đời này, tất cả mọi thứ đều có thể bị hủy hoại, trừ tình yêu.

Nếu tôi không thích cái gì đó, thì tại vì tôi không thích nó, có thể thôi; và không có gì trên đời này khiến tôi thcihs nó, không phải đại đa số những người cùng thời yêu, thích hoặc giả dạng yêu thích nó. Những sở thich của tôi à những yêu ghét của tôi không theo mốt.

Jack London là ai?

(1876-1916)

Jack London là nhà văn vô sản Mĩ đầu tiên. Đã có một thời, những tiểu thuyết và truyện ngắn của J.London có ảnh hưởng lớn đến văn học vô sản quốc tế, do tài kể chuyện và tư tưởng của tác giả. Cuộc đời sôi nổi của ông kết thúc bằng tự sát, năm 40 tuổi, cũng khiến độc giả chú ý đến con người qua tác phẩm.

Là một nhà văn tự học là chính, thời thanh niên, có lúc đọc và viết 20 tiếng một ngày, ông chịu ánh hưởng trái ngược của Herbert Spencer, Darwin, Max và Nietzsche.
…..
Từ năm 1913, khi ông 37 tuổi, ông trở thành nhà văn giàu có, sách của ông được dịch hơn 10 thứ tiếng trên thế giới. Ông tự tử trong trang trại sang trọng ở California. Cử chỉ đó biểu hiện sự thoái li của một nhà văn cơ bản lãng mạn, cảm thấy mình lạc lõng trong thế giới thù nghịch.

Tiếng gọi nơi hoang dã là một tiểu thuyết luận đề. Tác giả định thuyết minh cho thuyết tiến hóa của Darwin, sức mạnh của môi trường, quy luật thích nghi để tồn tại. Nhưng truyện kể rất hấp dẫn các con vật đều có tính cách rõ rệt với đầy đủ anh dũng, tham vọng và độc ác. Đầu thế kỉ 20, tác phẩm được hoan nghênh bởi một lớp người công nghiệp hóa, thèm tính bản năng hoãng dã và cuộc sống gần thiên nhiên.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.