Hoàng Thị Thế – Kỷ niệm thời thơ ấu

KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU – hồi ký con gái Hoàng Hoa Thám do dịch giả Lê Kỳ Anh, tức nhà thơ Hoàng Cầm, dịch từ nguyên bản viết tay bằng tiếng Pháp của bà Hoàng Thị Thế, viết năm 1963 tại Hà Bắc. Cuốn sách 185 trang với nhiều bức ảnh tư liệu quý từ khi bà còn là cô gái nhỏ được yêu chiều, chăm bẵm trong dinh lũy của người cha “hùm thiêng Yên Thế”, hay cùng mẹ bị bắt năm 8 tuổi, rồi đến khi trở thành một cô dâu xinh đẹp trên đất Pháp mà người làm chứng là Albert Saraunt – thượng nghĩ sĩ toàn toàn các thuộc địa và Đại sứ Pháp, và cả những bức ảnh mà các thế hệ sau bà trở về vùng đất của cụ Đề Thám xưa kia….

Nhưng, cuốn sách nhỏ không đi hết cả một cuộc đời của con người nhiều ẩn số ấy. Đúng như tên gọi, những dòng chữ này chỉ thể hiện 8 năm cuộc đời đầu tiên của bà, thông qua đó, hình ảnh “Hùm thiêng Yên Thế” _ Hoàng Hoa Thám hiển thị nên một cách sống động, gần gũi, từ quê quán, những người họ hàng, tính trượng nghĩa, dũng mãnh, đến tình yêu thương con giản dị như bất kỳ ông bố nào! Đó là hình ảnh của người mẹ xinh đẹp, tháo vát mà cũng không kém phần kiêu hùng; đứng ở vị trí nào cũng hiển thị hình ảnh đẹp nhất của vị trí đó: một người mẹ dịu hiền, mềm mại chăm chút, vuốt ve con; một phu nhân yêu kiều tự tin đón tiếp khách ngoại giao cùng người chồng lừng lẫy; một người vợ đảm đang tháo vát với những mâm cỗ sang trọng đến tận ngày nay vẫn còn kính nể, thoắt cái lại nai nịt gọn gàng trở thành một vị chỉ huy quyết liệt…

Hình ảnh cuối cùng trong dòng hồi ký là cảnh người chị dâu dắt cô bé Hoàng Thị Thế chạy trốn khỏi đợt càn quyết….

Cuộc đời của con người được cho là “quân bài chính trị của Pháp”, là “con nuôi của toàn quyền Pháp Paul Dumer”…tiếp tục sẽ được tìm hiểu ở các cuốn sách tiếp theo.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.