Gatsby chỉ là đại gia. Người tạo ra Gatsby mới là vĩ đại

Không hiểu lịch sử, không thấy điều gì!

Ở phạm vi rộng, mình không dám bàn đến, nhưng điều đó thực sự là đúng, ít nhất đối với mình, khi bạn quyết định đọc tác phẩm này: Đại gia Gatsby. Nhất là khi nó đã bị gắn một cái mác “tuyệt phẩm”, “nổi bật”, “đặc sắc”, thì hãy càng dè chừng, vì có khi đi đến hết, đến tận những dòng chữ cuối, bạn vẫn ngơ ngác vật tiếc rẻ, là tiếc cái thời gian đã dành ra để tìm kiếm những điều lớn lao ấy.

Xin nói ngắn gọn về diễn biến của câu chuyện: Nick, nhân vật dẫn truyện, trải qua tới ba cuộc gặp gỡ khác nhau(mà gần như lần nào cũng thấy ngớ ngẩn, nặng nề, giả tạo và có phần bẩn thỉu của các nhân vật phụ làm nên tác phẩm: bồ bịch công khai, rượu chè bê tha.v.v.v.) , gần nửa cuốn sách, mới gặp được nhân vật chính, mà kể từ lời đồn đại đến sự xuất hiện chính thức, cũng không có một ấn tượng đẹp đẽ chút nào cho dù có thể gây choáng ngợp: Biệt thự lộng lẫy, hào nhoáng, luôn chìm ngập trong tiệc tùng xa hoa, hào nhoáng với cả một mớ hỗn tạp ham vui, ham rượu, có thể đến mà không cần được mời; sự dẫn dắt cũng như khi đối mặt với kịch bản do chính mình dàn dựng: gặp lại người yêu cũ, tạo ra cảm giác hợm hĩnh trong cái run rẩy đáng thương; cũng như hành vi sao mà thấy giống đời thường nhan nhản hiện nay đến thế: buôn lậu, dàn xếp tỉ số, xuất thẻ quyền năng bất chấp vi phạm luật.v.v..v.Đến cả cái chết lãng xẹt đó cũng là một vòng luẩn quẩn kết nối những nhân vật khác nhau thêu dệt nên câu chuyện này: hung thủ là một người đàn ông đáng thương bán xe có vợ là bồ của chồng cô người yêu cũ của nhân vật chính…Chắc tôi dừng lại thôi để không phiền nhiễu thêm tư duy vốn đã rối rắm vật phức tạp của các bạn.

Nhưng, rõ ràng, tác phẩm phải chạm đến được một điều gì đó, không chỉ là vớt vát về những kiếm tìm nhỏ nhoi thông thường trong tình yêu cũng như cuộc sống của từng cá thể thông quá hình ảnh “đốm sáng xanh”, “cái tương lại mê đắm đến cực điểm đang rời xa trước mắt”, mà nó còn là điều lớn lao hơn thế rất nhiều.

Tác phẩm là hơi thở của nước Mỹ những năm đầu thế kỉ XX, phản ánh trung thực và sinh động cả về bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị của một miền đất hứa! Ngoài ra, cuốn sách cũng lí giải rõ hơn về “Giấc mơ Mỹ”, là cái gì và sẽ chỉ thực hiện được ở nơi đâu?!

Tác phẩm cũng là hồi chuông, thuật ngữ mang tính hơi sáo rỗng, cho xã hội hiện tại vì tính thời sự vẫn nóng hổi cho dù sau đến tận 100 năm: cái phất lên nhanh chóng của những người có tiền tự cho là có tất cả( sự giàu có, quyền lực, tình yêu), không có gốc rễ, thực sự là cái “bất bình đẳng tai hại nhất của xã hội loài người”, đó là bất bình đẳng về “chuẩn mực nhân cách cơ bản”.

Hiểu một cách đơn giản, lúc nào cũng thế, cái gốc rễ về văn hoá là cái cơ bản nhất ở mỗi con người, mỗi xã hội. Nền tảng văn hoá sẽ điều chỉnh mọi hành vi đúng đắn cần phải có trong mọi lĩnh vực , trong cuộc sống này.

Từ “đại gia” đến “quý tộc” là cả một vùng biển lớn!

Và đến đây, mình hiểu vì sao Đại gia Gatsby lại thành công vang dội đến như thế! Hãy lưu tâm đoanh đâù và đoạn cuối, chính xác thế, vì “chúng khiến cho toàn bộ những rác rưởi và vô bổ trong hầu hết câu chuyện trở thành quặng vàng của những tư tưởng cao nhã đến nghẹt thở”.

Đặc biệt, mình hiểu hơn thông qua lời dẫn của Dịch giả, mà đối với mình, đó cũng là một tác phẩm tuyệt vời!

Xin trích dẫn câu kết:

“Gatsby chỉ là đại gia. Người tạo ra Gatsby mới là vĩ đại”.

Chân thành cảm ơn cuốn sách và bản dịch rất hay và Dịch giả Lữ Trịnh ! Thật mong đến cuối tuần để có dịp được nghe Ông kể chuyện về hành trình châu Âu qua các địa điểm văn hoá của ông vừa qua, trong KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT.

Chúc các bạn một tuần mới thật vui!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.