Dạy trẻ nên dạy những gì?

Lược trích lời giới thiệu trong Những tấm lòng cao cả

Hơn 100 năm qua, tác phẩm mang đậm tính giáo dục của tác giả người Ý Edmondo De Amics, vẫn thực sự thấm thía cho các thế hệ bạn đọc. Xin được lươc trích Lời giới thiệu rất hay của dịch giả Hoàng Thiếu Sơn – Nhà giáo nhân dân, dich giả của nhiều tác phẩm khoa học, trong ấn bản của Kim Đồng:

Dạy trẻ phải thật thà. Lặp đi lặp lại ở các tình huống, các nhân vật khác nhau, tác giả nhấn mạnh: thât thà là một bổn phận.

Muốn trẻ tránh nhất là tính hèn nhát. Xúm lại đánh bạn, làm loạn trong giờ học của thầy giáo trẻ.v.v.là hèn nhát, Lười biếng cũng là hèn nhát vì thiếu chí phí, thiếu quyết tâm trong bổn phận học tập.

Dạy trẻ những bổn phận đối với bố mẹ và gia đình, thông qua những câu truyện đọc hàng tháng của thầy, câu chuyện kể của bố về cậu bé thức khuya viết thay cho bố dù phải cay đắng chịu đựng những lời trách cứ bất công vì hiểu lầm của bố, và thấm thía qua những lời lẽ trong thư bố gửi con trai “Thà rằng bố phải chết đi, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ con…”

Dạy trẻ những bổn phận đối với thầy, với bạn, với nhà trường, thông qua những lời dặn dò của ông bồi thẩm trong buổi kết thúc năm học, lời của người cha với con tự đáy lòng “con hãy nói đến tiếng “thầy” với tấm lòng luôn luôn tôn kính, bởi vì, sau tiếng “bố” thì đó là danh vị cao quý nhất, dịu dàng nhất mà một con người có thể tặng cho một người”, chia sẻ cảm xúc của người cha khi đứng từ phía ngoài lắng nghe từng âm thanh nhịp đập bên trong từng lớp học…

Học sinh như anh em phải thương yêu nhau, và muốn có tình thương yêu chân thành, tất cả phải chống một số tính xấu: không nên hưng diện và khoe khoang, tự phụ, đố kị, ghen tị với các bạn, dẹp thói ích kỉ.v.v.v

“Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào tim. Đó là con rắn đôc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”

Yêu quê hương đất nước, từ những câu chuyện về các tấm gương hi sinh để bảo vệ tổ quốc qua các mẩu truyện đọc hàng tháng của thày, đến những điều đơn thuần hàng ngày như lời dặn dò về cư xử, nói năng ở ngoài đường phố, hay những hành động mang tính cộng đồng thực tế của gia đình: đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ , phải biết giúp đỡ cụ già không nơi nương tựa, bà mẹ không có bánh ăn, đứa bé đang đói, đứa con mất mẹ, nhắc rằng đó là “những đức hanh không thể bỏ qua”.

Yêu quý lao động tay chân và kính trọng những người lao động, “vì sự cao quý ở lao động chứ không ở trong đồng lương, ở trong giá trị chứ không ở trong cấp bâc”, “phải yêu, phải kính, trên tất cả mọi sự ở đời, phải tôn trọn những người lính trên mặt trận lao động cùng những nỗi vất vả và sự hi sinh của họ. Phải thương yêu họ vì trong lồng ngực của những người thợ ấy có trái tim tuyệt vời.”

Dạy trẻ ý thức bình đẳng giữa mọi người, đặc biệt trong xã hội mà sự phân cấp giàu nghèo trở nên khắc nghiệt. Lòng thương xót với những người nghèo khó có khi chuyển thành “lòng phẫn nộ” với “giọng rít lên đầy phẫn nộ”. Và, thêm nữa, sự phân biệt đó chẳng có lợi gì trong việc nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ, cho dù có là “quý tộc và giàu có” tới đâu.

Trân trọng những lời tổng kết tâm huyết của Dịch giả!

Trân trọng một tác phẩm ý nghĩa!

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.