Cho trẻ tiếp cận với kiến thức về tiền và tài chính từ bao giờ?

Hiện nay, khi cơn lốc thông tin mạng cộng với cả rừng sách và vô số những hoạt động của các nhóm, các trung tâm đang bàn về nội dung Tài chính cho trẻ, thì chương trình giáo dục chính thống chưa có nội dung này….

Thì sự quan tâm và hiểu biết của các bậc Cha Mẹ là vô cùng cần thiết!

Đứng từ góc độ của người trong ngành Tài chính ngân hàng, chuyên đào tạo, đã từng viết và triển khai một chương trình tài chính cho trẻ mang tên GÕ CỬA TÀI CHÍNH, nay lại đi sâu về mảng sách, mình có thống kê và nhận định như sau về một số bộ/cuốn sách hiện hành có liên quan:

FQ của Phúc Minh Kids, dành cho lứa tuổi mầm non, gồm 2 bộ độc lập:

CHỈ SỐ THÔNG MINH LÀM GIÀU CHO TRẺ: 10 cuốn

BỒI DƯỠNG FQ CHO TRẺ: 10 cuốn

Về chủ đề những cuốn sách, rất trúng nhu cầu cần cung cấp cho trẻ mầm non; hình thức nhỏ xinh như một cuốn truyện tranh phù hợp với lứa tuổi.

Nhưng, điểm chưa đạt của bộ sách là có một vài cuốn, nội dung không sát với tiêu đề, hình vẽ hơi rối rắm. Đặc biệt, không có mối liên kết, phát triển giữa hai bộ. Nên chỉ cần mua 1 trong 2.

Tôi đánh giá, đây cũng là sự nỗ lực của Phúc Minh kids, trong khi chưa có bộ sách tương đương của các nhà xuất bản khác. Việc của bố mẹ là nên cho các con tiếp cận các câu chuyện thực tế này, nhưng có thể phải thay đổi một số tiêu đề cho phù hợp hơn với nội dung câu chuyện.

Bộ sách HỌC LÀM GIÀU gồm 6 cuốn:

Dành cho các bạn từ lớp 2 trở lên, lối viết ngắn gọn kết hợp với tranh và liên hệ với những hình mẫu thực tế như giới thiệu dòng họ Rothchild, khiến trẻ thấy có sức hút hơn, tuy nhiên vẫn rất cần sự tương tác của bố mẹ. Sách của Long Minh:

Đồng tiền giàu và nghèo

Làm cho tiền của bạn sinh sôi

Nghề quản lý tiền

Đồng tiền những bài học đầu tiên

Lịch sử đồng tiền

Đồng tiền sức mạnh chi tiêu

Tiền là gì, dành cho lứa tuổi lớp 3 trở lên

TIỀN CỦA BẠN: Bạn Tiêu tiền như thế nào và tại sao?

TIỀN CỦA QUỐC GIA: Các QG tiêu tiền như thế nào& tại sao?

TIỀN CỦA THẾ GIỚI: TG này tiêu tiền thế nào và tại sao?

Bộ sách này tôi đã sử dụng cách đây 3 năm. Bộ sách viết khá tốt về những kiến thức cơ bản về tiền tệ, cô đọng nhưng cũng khá rộng và sâu.

Vấn đề là, bố mẹ nên cùng đọc và tương tác cùng con, thậm chí, tạo điều kiện cho con làm một vài hoạt động thực tế như sách nói, khi đó, các con mới cảm thấy hữu hiệu và ghi nhớ được nội dung đã đọc. Ví dụ, các con đọc về các loại Tài khoản ngân hàng, có khó gì khi đưa con đi mở một Tài khoản tiền kiệm bằng tiền mừng tuổi của con nhỉ?!

Bộ này của Nhã Nam và hiện nay đã hết

Bộ sách của BODO SCHAFER – tầm lớp 3 trở lên

CHÚ CHÓ MANG TÊN MONEY: Tiền không đợi tuổi

KIRA VÀ NHÂN BÁNH DONUT: Bảy bài học tạo lập tính cách

Bộ đôi cuốn sách được NXB Kim Đồng xuất bản năm 2018, hiện nay còn rải rác ở các nhà sách Kim Đồng.

Thực sự HAY – TRỰC QUAN – SINH ĐỘNG – THIẾT THỰC, mọi kiến thức về Quản lý Tài chính cá nhân được truyền tải một cách xuất sắc thông qua câu chuyện của một cô gái chớm Teen với các bạn của mình, đầy cuốn hút. Hơi có một chút hoang đường, nhưng hợp lý. Con đọc, bố mẹ đọc, và cùng áp dụng để thực hành. Mình sẽ giới thiệu kỹ hơn ở bài độc lập nhé.

Có thể đọc đồng thời cùng bộ TIỀN LÀ GÌ ở trên.

HOW MONEY WORKS – HIỂU HẾT VỀ TIỀN

Nửa cuối cấp 2 trở lên.

Cuốn sách bìa cứng, dày dặn rất đẹp, viết rất dễ hiểu với những mô hình, sơ đồ trực quan, cung cấp cho các bạn những kiến thức từ sơ đẳng đến chuyên sâu ở câc góc độ: doanh nghiêp, chính phủ và cá nhân với vô số những thuật ngữ học thuật.

Với kiến thức nền được trang bị đầy đủ thế này, việc các em vững bước ở ngưỡng cửa tiếp theo, tại bất kỳ nơi đâu, là điều thấy rõ.

THE EONOMICS BOOK – KINH TẾ HỌC

Lớp 10 trở lên.

Cuốn sách nằm trong bộ Tư tưởng lớn do Đông A phát hành, cung cấp khái quát hơn cuốn HOW MONEY WORKS, vì đơn giản, nó nói đến một phạm trù rộng hơn, bao trùm hơn. Nhưng điểm giống nhau là lôi viết đơn giản kèm theo các biểu đồ giải thích ngắn gọn, dễ hiểu các lý thuyết quan trọng. Ngoài ra còn có các câu trích dẫn kinh điển dễ nhớ và các hình minh họa dí dỏm, mang lại niềm hứng thú cho bạn đọc khi tìm hiểu về kinh tế học.

Đọc xong cuốn này mới hiểu, tại sao ở các nước phát triển, đại học không phải là đích đến cuối cùng của sự nghiệp học hành. Tốt nghiệp cấp 3, trường nghề là họ có thể gia nhập lực lượng lao động. Một trong những lý do đó là kiến thức nền về mọi mặt của xã hội, họ được trang bị đầy đủ, kỹ lưỡng, trong khi, điều đó thiếu hẳn ở Việt Nam.

Rất hi vọng sẽ nhận được nhiều gợi ý khác của các bố mẹ về những bộ sách có nội dung tương tự!

Thân,

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.