Cảo thơm lần giở – Bài 6

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


—————-
Cách đây hơn 80 năm, thời Pháp thuộc, tôi học lớp Nhì trường tiểu học phố Hàng Than, Hà Nôi. Tôi còn nhớ, cuối niên học 1930, trong mấy cuốn sách mỏng được thưởng, có cuốn “Cách ngôn” của Marc Aurèle (phiên âm Pháp của tiếng La-tinh: Marcus Auelius). Không hiểu người ta nghĩ thế nào mà lại cho một đứa trẻ 11,12 tuổi một quyển sách triết lí của một vị hoàn đề La Mã sống thời Thượng cổ ở tít Phương Tây. Ấy thê mà thằng bé cũng chịu khó đọc, rồi cũng hiểu lơ mơ….

Marcus Aurelius là hoàng đế và nhà triết học cổ đại La Mã. Ông cải cách xã hội, tư pháp, lập những tổ chức từ thiện. Tuy thích hòa bình, ông buộc phải dự nhiều cuộc chiến (dẹp những bộ lạc German ở Đông Âu). Ông rất nhân đạo nhưng cũng ngược đãi tín đồ đạo Kitô do quan niệm lúc đó cho là đạo này sẽ đi ngược lại quyền lợi của đế quốc La Mã. Cuối đời, ông viết tập Suy tư trình bày triết học bi quan của phái Khắc Kỉ. Tác phẩm ghi lại những suy nghĩ của tác giả cho bản thân, chứ không có ý định xuất bản. Sách trình bày triết lí Khắc kỉ Hy Lạp, nhất là của Epiktetos: con người phải sống theo trật tự đã có của vũ trự, phải làm chủ được bản thân để lúc nào cũng được thanh thản.

Đọc Marcus Aurelius, ta không thể không nghĩ đến một số vu nhà Trần như Trần Thái Tông và Tần Nhân Tông cũng ứng xử nhu vị hoàng đề La Mã: có hiểu biết, có tâm, làm hết nhiệm vụ trị dân nhưng không coi ngai vàng là vinh quang và hưởng thụ cá nhân.

Sau đây xin trích dẫn một số suy nghĩ của Marcus Aurelius:

Vào bất cứ lúc nào người muốn, người có thể dứt bỏ hết thảy để trở về với bản thân mình. Không có nơi ở ẩn yên tĩnh và ít bị quấy rầy nào hơn là chính tâm hồn mình.

Nếu có ai đó thuyết phục tôi và chứng minh cho tôi là tôi suy nghĩ và hành động sai lầm, tôi sẽ rất vui mừng để tự sửa mình. Vì tôi đi tìm chân lí, chân lí không hề làm haij ai bao giờ. Còn kẻ nào chìm đắm trong sai lầm và ngu dốt thì sẽ tự hại mình.

Hãy chấp nhận cái gì mà số phận đem đến cho ngươi, và những con người mà số phận đưa đến để cùng sống với ngươi, ngươi hãy yêu mến họ tụ đáy lòng.

Trang 30,31

Trân trọng giới thiệu./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.