Cảo thơm lần giở – Bài 39

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


————————-
Tôi nhớ cha tôi thường nói mục đích cuộc sống là để chuẩn bị kĩ càng cho cái chết

Ước mơ của tôi là qua tuổi già cũng những cuốn sách và những bông hoa hồng. Đọc cho đến khi mắt mờ không đọc được nữa, rồi ngồi sưởi nắng

Faulkner
——————
William Harrison Fraulkner là một trong “bốn ngoạn hải đăng chiếu sáng văn học phương Tây sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, bốn bậc thầy mở đường cho tiểu thuyết hiện đại Âu _ Mĩ từ 1945.

Ông viết truyện ngắn và tiểu thuyết, được giải thưởng Nobel năm 1950. Ông xuất than từ một gia đình quý tộc miền Nam sa sút vì Nội chiến(1861-1865). Những tác phẩm đầu tay của ông ít được chú ý. Ông bắt đầu nổi tiếng với Nơi tôn nghiêm(The Sanctuary, 1931). Đa số đề tài ông đề cập đến sự thay đổi ở miền Nam nước Mỹ sau nội chiến…

Các tác phẩm của Ông với những nhân vật có những đặc trưng rất Mĩ: Đại tá các bang miền Nam, NGười da đen an phận, Tên phe phẩy cỡ bự, sao lại có thể ảnh hưởng đến văn học châu Âu được? Ảnh hưởng ấy có hai sắc thái: về mặt triết lí siêu hình và về mặt kĩ thuật viết.

Ôi Absalom! Ôi Abslom! là một tác phẩm hết sức độc đáo, điển hình cho phong cách Faulkner….

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.