Cảo thơm lần giở – Bài 41

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
————————-

Các tôn giáo là những con đường khác nhau cùng hướng về một điểm. Việc chúng ta chọn những hành trình khác nhau không quan trọng, miễn là chúng ta cùng tới một đích.

Quy tắc vàng của ứng xử là sự khoan dung, vì chúng ta đều không suy nghĩ giống nhau, chúng ta sẽ mãi mãi chỉ thấy một phần của sự thật, dưới những góc độ khác nhau.

Nếu chúng ta nuôi dưỡng trong lòng cái tai ác và hận thù, mà lại làm như không có ý muốn trả thù, thì sự trả thù sẽ quật lại ta và hủy hoại bản thân ta.


——————
Mahatma Grandhi (1869-1948) là nhà triết học, chính khách và nhà văn Ấn Độ, viết tiếng Gujarati, được suy tôn là Mahatma (Tâm hồn vĩ đại).

Xuất thân từ một gia đình khá giả, ông học Luật ở trong nước trước khi đi du học Anh. Ông làm luật sư ở Ấn Độ và Nam Phi (bênh vực những người Ấn kiều là nạn nhân chính sách phân biệt chủng tộc). Sau khi trở về Ấn Độ, ông đề xướng một phong trào mạnh mẽ chống thực dân Anh: kêu gọi nhân dân bất hợp tác, không đóng thuế, không đi lính cho Anh, tẩy chay hàng hóa Anh, tự dệt lấy vải mà mặc. Ông chủ trương thuyết Ahimsa (bất bạo động tích cực), đòi hỏi bình đẳng giữa con người, đòi quyền cho “tiện dân”. lớp người hèn kém nhất xã hội.

Ông viết rất giản dị, văn trong sáng, phù hợp với mục đích phổ biến chính kiến một cách rộng rãi. Tác phẩm của ông: Satyana Prayogo.

Cuốn sách viết về Gandhi của nhà văn Romain Roland (Giải Nobel) – hiểu tại sao sách lược bất bạo động của Gandhi không cần một viên đạn, một con dao mà đã làm điên đảo bộ máy thống trị và quân đội Anh, gây ý thức và đoàn kết dân tộc đấu tranh dẫn đến độc lập của Ấn độ vào năm 1947 với Thủ tướng Nehru.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.