Cảo thơm lần giở – Bài 40

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


———————

Tất cả chúng ta đều ở trong đêm tối, mò mò. Nhà bác học thì đụng đầu vào tường, còn kẻ ngu si thì vẫn bình an ở giữa phòng.

Sự ngu dốt là điều kiện thiết yếu của hạnh phúc và của chinh ngay cuộc sống. Nếu chúng ta biết tất cả, chúng ta không chịu nổi cuộc sống, dù chỉ là một giờ. Những tình cảm khiến cho ta thấy cuộc sống êm dịu hay ít nhất là có thể chịu đựng được, xuất phát từ một sự dối trá được nuôi dưỡng bằng ảo tưởng.

Văn hóa là những gì còn lại sau khi quên tất cả cái gì ta học.

France(1844-1924)
——————
Vào đầu thế kỷ 20, ông từng là thống soát văn đàn Pháp, nổi tiếng thế giới và được giải Nobel. Ông viết tiểu thuyết, luận văn, phê bình, thích trích lí mỉa mai về con người và xã hội.

Ông có tư tưởng hoài nghi, cho là con ngươi fkhoong thể biết được chân lí, mọi thứ đều là tương đối, nên có thái độ khoan dung độ lượng và thương cảm. Có một vốn trí thức uyên thâm, ông lại thêm tâm hồn nghệ sỹ, biết hưởng cái vui, cái đẹp mong manh của cuộc đời….

Thời Pháp thuộc, học trường Bưởi, các thày dạy Pháp văn khueyen là viết tiếng Pháp nên theo văn phong của nhà văn Anatole Frane, giản dị và trong sáng. Và thầy bắt đọc thuộc lòng bài “Ngày tựu trường” của ông.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.