Cảo thơm lần giở – Bài 4

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


————————
Ludovico Ariosto là nhà thơ Ý thời Văn nghệ Phục hưng. Ông là con một viên chức có 10 con. Ông học luật rồi quay sang nghiên cứu văn hóa cổ La Mã rồi tập viết thơ La Tinh. Cha mất năm ông 26 tuôi, ông phải đi làm thư kí cho những vị quyền quý. Nhờ danh vọng văn chương, vị trí xã hội của ông được nâng cao, ông làm sức giả và sĩ quan cho nhà công tước d’Este. Ông làm tỉnh trưởng, cuối đời sống ẩn dật ở Ferrara. Tác phẩm lớn nhất của ông dài 5 vạn câu thơ, viết đi sửa lại mất 26 năm, là Chàng Orlando cuồng nộ(Orlando furioso, 1516-1532): Hoàng đế Charlemagne đánh quân Hồi giáo, hiệp sĩ dũng cảm nhất của ngài là Orlando phát điên vì thất tình và sau được chữa khỏi, quân Hồi giáo phải rút. Thiên hùng ca này pha lẫn hai thể loại thời Trung cổ: anh hùng ca, hiệp sĩ và cung đình, nhưng ông đã đưa nét mới của thời Phục hưng vào sáng tác. Với một nụ cười châm biếm, ông kể chuyện duyên dáng, tả những chiến công vĩ đại, cả những cái yếu đuối bình thường của nhân vật với những nhận xét tâm lí rất xác thực. Tác phẩm này rất được phổ biến và được nhiều người ở Châu Âu bắt chước; riêng trong thế kỉ 16, bản tiếng Ý được in trên một trăm năm mươi lần. Orlando cũng là nhân vật chính trong một anh hùng ca Pháp (Chanson de geste, thịnh hành vào thời Trung cổ)….
Sau đây là một số suy nghĩ của Ariosto:

Sợi dây thiêng liêng của tình bạn chân thật được nối dễ dàng dưới một mái nhà đơn sơ hay ở trong những túp lều tranh của gã chăn chien, hơn là trong những lâu đài hay ở những dinh thực xây nên bở ân sủng của thần Philus.

Trên đường đi, người hiệp sĩ giang hồ trông thấy nhiều con rắn mà đầu là đàn bà và chàng ta hầu như không lấy làm ngạc nhiên; nhưng thánh Jean sợ hiệp sĩ hiều nhầm ý nghĩa vội nói đó chỉ là biểu tượng của bọn trộm cắp, bọn làm bạc giả và của tất cả những kẻ chuyên lừa đảo.

Con người sung sướng chỉ biết lơ mơ cái mình có: trái tim

Trích trang 23,24

Trân trọng giới thiệu./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.