Cảo thơm lần giở – Bài 36

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


————————-

Óc tưởng tượng quan trọng hơn là tri thức. Tri thức thì bị hạn chế, trong khi óc ưởng tượng bao trùm cả thế giới, thúc đẩy sự tiến bộ.

Phá một định kiến còn khó hơn là phá một nguyên tử.

Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác, mà bởi những kẻ dửng dưng đứng nhìn chúng làm.

Một con người không còn cảm thấy ngạc nhiên, sửng sốt, hầu như là đã chết.

Einstein(1879 – 1955)
———————-
Albert Einstein là nhà vật lí học Đức, gốc Do Thái, nhập quốc tịch Mỹ (1940) sau khi sang Mỹ (1933) để tránh sự đàn áp của Đức quốc xã. Ông được giải thưởng Nobel về Vật lí (1921). Ông phát minh ra thuyết tương đối và thuyết lượng tử về ánh sáng, do đó, ông có ảnh hưởng rất lớn đến khoa học nói chung, triết học và cả văn học hiện đại. Trong các vấn đề chính trị xã hội, lập trường của ông tiến bộ. Khi thấy nguy cơ phát minh của mình bị sử dụng vào mục đích chiến tranh (làm quả bom nguyên tử đầu tiên), ông đã lên tiếng đòi sử dụng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Ông chống chủ nghĩa sô-vanh (Chauvinism) và chủ nghĩa quân phiệt.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.