Cảo thơm lần giở – Bài 32

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


———————

Nghệ thuật là chất mật của tâm hồn được gom lại trên đối cánh khổ đau và nhọc nhằn.

Nếu bản thân tôi phải định nghĩa thế nào là tôn giáo thì tôi cho đó là một cái băng cứu thương mà người ta làm ra để bảo vệ một tâm hồn bị hoàn cảnh làm cho tổn thương

Nền văn minh của chúng ta vẫn còn ở trình độ bậc trung: không hản mang tính thú vật, vì nó không hoàn toàn bị hướng dẫn bởi bản năng, cũng không hẳn mang tính con người, vì vẫn chưa hoàn toàn được hướng dẫn bởi lí tính.

Theodore Herman Albert Dreiser với khuynh hướng tự nhiên chủ nghĩa, là một nhà viết tiểu thuyết Mĩ gây tranh luận và bị “đả” nhiều nhất trong phần tư đầu thế kỉ 20. Ông là một con người đầy mâu thuẫn. Nghịch lí cuối cùng của đời ông là vào Đảng cộng sản trong khi tiến tới sát bên lề đức tin Thiên chúa Giáo. Là một nhà văn thiên về tư tưởng, ông viết nhưng tiểu thuyết luận đề, không chăm sóc nhiều đến văn phong và bố cục. Trìu mến và nổi loạn, bản thân ông là một tấn “bi kịch Mĩ”, như tên một tác phẩm của ông. Ông vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản và tác hại của nó đến tâm tính con người.

Hai kiệt tác của Dreiser là Jenny Gerhardt và Một bi kịch Mĩ
…..
Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.