Cảo thơm lần giở – Bài 25

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


——————————
Sau đây là một số suy nghĩ của Collete:

Người ta chỉ làm tốt những gì người ta thích. Khoa hoc và lương tâm nghề nghiệp đều không thẻ tạo nên một đầu bếp giỏi. Sự cần cù giúp được gì khi không có cảm hứng?

Tiếng Pháp quả là một ngôn ngữ khó.Cầm bút được gần bốn mươi nhăm năm thì mình mới nhận ra được điều ấy.

Tất cả mọi nơi mà người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc, đều là quê hương đối với họ.

Vậy Collete là ai?

Sindonie Gabrielle Collete là nữ nhà văn Pháp. Bà là con gái một sỹ quan. Người chồng đầu là nhà văn H.Gauthier Villars khuyến khích bà viết một loại tiểu thuyết có tính tự truyện về một nhân vật là cô bé và cô gái Claudine. Sau khi li dị, bà làm diễn viên sân khấu và múa. Kinh nghiệm sống của bà trong giai đoạn này thể hiện trong Cô gái lang thang (1910). Bà nổi tiếng thế giới với những cuốn tiểu thuyết Mitsou, Người yêu, Lúa non….

Bà còn là nhà tiểu thuyết của thiên nhiên. Bà rất thích thế giới loài vật. Năm 1904, tác phẩm Bảy đối thoại của loài vật (Sept dialogue de bêtes) lần đầu tiên mang tên tác giả là Collete. Năm 1936, bà được vào Viện Hàn Lâm Hoàng gia Bỉ. Năm 1944, bà vào viện Hàn lâm Gomcourt (Pháp). Bà được coi là một nhà văn Pháp tiêu biểu của nửa đầu thế kỉ 20.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.