Cảo thơm lần giở – Bài 24

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


—————-
Sau đây là một số suy nghĩ của Claudel:

Đúng vậy, sống quả thực là điều lạ lùng! Con người sống và đặt hai chân lên mặt đất thì sao lại muốn được y như các thần linh?

Không phải chúng ta thiếu thời gian mà thực ra là thời gian thiếu chúng ta.

Chiến tranh đã dạy chúng ta biết yêu cái không thuộc về chúng ta và coi thường cái mà chúng ta có.

Vậy Claudel là ai?

Paul Claudel (Tên đầy đủ là Paul Louis Charles Marie Claudel) được coi là một nhà văn hóa lớn của Pháp ở thế kỉ 20. Ông là một nhà ngoại giao nhưng lại nổi tiếng vì tài làm thơ và là nhà viết kịch Công giáo…

Kịch của ông là thơ, viết ra không cốt để diễn, phần nhiều các vở chỉ được diễn vào mấy chục năm sau khi viết. Kịch của ông đối lập với kịch tự nhiên chủ nghĩa, xây dựng trên thái độ thụ động của người xem….Sân khấu phải là một bản hợp tấu vĩ đại của vũ trụ thống nhất, do đó không hạn chế trong không gian và thời gian, không tự bó trong môt ước lệ nào của sân khấu cổ điển.

Claudel vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1946. Bi quan với cuộc sống xã hội tư sản, ông tìm thoát li trong đức tin Chúa.

Claudel mở đầu cuộc đời sáng tác bằng hai vở kịch: Đầu vàng (Tête d’ỏ, 1890) và Thành phố (La ville, 1890). Những năm ở viễn đông, ông viết: Hiểu biết phương Đông, Nghệ thuật thơ ca.v.vv.v.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.