Cảo thơm lần giở – Bài 2

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
—————-

Hai cuốn sách tác động lớn tới các thế hệ học trò thời Pháp thuộc:

Quốc Văn Giáo Khoa Thư – Một bộ sách do chính quyền thực dân làm, vậy mà sách ấy lại có tác dụng nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Vứt bỏ một số bài ca ngợ chính sách thực dân, đến nay, tóc đã bạc, chúng tôi vẫn nhớ như in một số bài một cách trìu mến, những bài nói lên tình yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, xóm làng, thày giáo, cái vui của nhà trường, cái đẹp của tâm hồn thôn quê, một số nhân vật anh hùng dân tộc. Có những bài thuộc lòng không quên được như: Ai bảo chăn trâu là khổ, Quê hương là nơi đẹp nhất, Bà ru cháu, Tối ở nhà…Không lạ gì đa số những người thuộc thế hệ “Quốc văn giáo khoa thư” đã tham gia kháng chiến chống Pháp trong mọi ngành.

Một cuốn sách khác tuy không phổ bbằng bằng Quốc văn giáo khoa thư nhưng cũng để lại những ấn tượng rất sâu sắc cho thế hệ chúng tôi khi bước chân vào trường trung học thời Pháp, là cuốn NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ của tác giả Ý Amicis. Các câu chuyện rất bình dị, kể về những sự việc xảy ra trong một năm học đối với một cậu bé. Đến nay còn nhớ, những chuyện hàng ngày của trẻ em mà sao cảm động thế: Chuyện con trai bác thợ rèn bị bố đánh rất đau nhưng luôn nói dối không cho ai biết, chuyện thằng bé đố kị bị cả lớp ghét, chuyện chú bé tàn tật được các bạn che chở…Có những chi tiết đơn giản mà độc đáo khiến ta cảm động về tính dân chủ và bình đẳng ở trường học, tình yêu thương thày trò, cha mẹ, đồng bào…


….
Tác giả cuốn Những tấm lòng cao cả, Edmondo De Amicis, là một nhà báo và một nhà văn Ý….Ông theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, thay đức tin Công giáo bằng lòng yêu nước của người công dân, đề cao lý tính.

Sau đây là một số suy nghĩ của Amicis:

Chớ để con rắn ghen tị chui vào tim mình. Con bò sát ấy gặm nhấm đầu óc và làm thối nát con tim.

Khi ta bị khuấy động bởi một niềm đam mê dữ dội, vui sướng, đau khổ thì tiếng đầu tiên thốt ra sau một sự yên lặng lâu dài dĩ nhiên chịu ảnh hưởng của niềm đam mê ấy, khiến người ta đoán được

Sự giáo dục một dân tộc có thể đánh giá qua cách cư xử của họ ngoài phố. Nếu ở ngoài phố, ta gặp sự thô lỗ, chắc chắn sẽ thấy sự thô lỗ trong các nhà.

Nếu trong tất cả những tình cảm thân thương, êm dịu, trong tất cả những hành động lương thiện và nghĩa hiệp mà chúng ta tự hào, ta có thể phát hiện ra cái mầm mống thực và khởi đầu, hầu như bao giờ ta cũng tìm thấy nó trong trái tim người mẹ.
….
Trích trang 17,18

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.