Cảo thơm lần giở – Bài 15

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


——————
Sau đây là một số suy nghĩ của Byron:

Kể cũng lạ nhưng sự thật là vậy. Sự thật bao giờ cũng lạ, lạ hơn là hư cấu.

Đối với nhà ngoại giao và đối với phụ nữ, nhiều khi sự im lặng là sự giải thích rõ ràng nhất.

Tình bạn là tình yêu không có cánh.

Byron là ai?

Nhà thơ Anh lừng danh – huân tước Byron là hiện thân của phong trào chủ nghĩa lãng mạn cho cả châu Âu. Một cuộc đời lãng mạn, tâm hồn, tư duy, hành động và cái chết cũng lãng mạn…

George Byron sinh tại Loandon, thuộc dòng dõi quý tộc lâu đời. Ông bị chân phải hơi thọt, nhưng khỏe và đẹp trai. Ông thích châm biếm, mỉa mai. Ông bỏ nước Anh ra đi và chán ghét “thói đạo đức của của đồng bào mình”, sang Ý và Thụy Sỹ. Phần lớn thời gian, ông cùng đi với bạn tơ Shelley rồi sang Hy Hạp chống lại Thổ Nhx Kỳ. Byron thuộc thế hệ thơ lãng mạn Anh thời kỳ đầu. Tác phẩm quan trọng đầu tiên của ông nổi tiếng châu Âu là một bài thơ trường thiên: Cuộc du hành của Childe Harold….

Đời sống, tác phẩm và quan niệm sống của ông có ảnh hưởng đến trào lưu lãng mạn ở châu Âu. Đặc điểm của chủ nghĩa Byron (Byronism) là khinh thường dư luận, chống đối xã hội thượng lưu với những khuôn sáo đạo đức giả của nó….

Trân trọng giới thiệu./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.