Cảo thơm lần giở – Bài 13

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


———————-
Những truyện kể trong tác phẩm Mười ngày (Décaméron) của nhà văn Ý Borccaccio hấp dẫn và li kì có mùi vị Nghìn lẻ một đêm Ả Rập. Phải chăng, đô số gốc là chuyện dân gian phương Đồng? Chúng được viết vào cuối thế kỷ 14, cuối thời Trung cổ ở Châu Âu, là một thời thấm nhuần giáo lí Đạo Thiên chúa khắc khổ và nhằm cõi tâm linh. Cuốn Mười ngày đã mang quan đểm nhân văn, cở mở cổ Hy Hạp và báo hiệu thời Phục Hung với cái vui thú của cuộc sống trần gian.
…………..
Có thể nói Boccaccio là ông tổ truyện ngắn của phương Tây: ông kể chuyện rất có duyên, rất sống động, tấm lí nhân vật rất thật, ông biến những chuyện vay mượn thành hiện thức, ông không có ý đồ dạy luân lí hoặc sử dụng hình tượng ước lệ như thời trung cổ.Có những truyện nổi tiếng có ảnh hưởng lâu dài đến văn học Châu Âu như: Bernabo ỏ thành Genoa, kể về một người vợ trung thành bị một tên xảo trá vu cho là đã ngủ với hắn, nàng trốn đi và sau lật mặt nạ hắn; Isabellla, kể về một cô giá chôn đầu người yêu (bị anh em cô giết) vào một chậu cây, cô tưới bằng nước mắt; Calandrino và hoán đá tàng hình, kể về một anh chàng ngốc bị bạn lừa, đi tìm một thứ đá có thể khiến cho anh ta tàng hình (anh ta đánh oan vợ vì nghĩ rằng vợ đã làm cho hòn đá mất thiêng).v.v.
Sau đây là một số suy nghĩ của Bccaccio:

Nếu sử dụng lí trí một cách lương thiện thì không ai xỉ vả được.

Nhiều khi tìn bạn làm nảy nở, nuôi dưỡng và gìn giữ những tình cảm hào hiệp đẹp nhất của tấm lòng

Thà hành động rồi hối tiếc còn hơn hối tiếc vì đã chẳng làm gì.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.