Cảo thơm lần giở – Bài 11

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


—————-
Điện ảnh Thụy điển có hai ngôi sao cùng tên họ là Bergman nên khán giả xem phim bình thường ở ta dễ nhầm lẫn. Ingrid Bergman (1915-1982) là một diễn viên đã nhiều lần đoạt giải Oscar. Ingmar Bergman là đạo diễn điện ảnh tự viết kịch bản phim thể hiện sự day dứt về phận người.

….Khi trao đổi về văn học Thụy Điển hiện tại, ai cũng nêu tên. Ingmar Bergman. Tuy ông đồng thời là nhà hoạt động sân khâu lỗi lạc và có sáng tác văn chương ngoài lĩnh vực điện ảnh, ông vẫn nổi tiếng trên thế giới là nhà điện ảnh chứ không phải là nhà văn. Sự thực thì ông là nhà văn 100% với những kịch bản điện ảnh có giá trị văn học tuyệt vời và những sáng tác văn chương như CÁI ĐÈN CHIẾU (Laterna Magica), tập nhật kí thể hiện một cách sâu sắc khía cạnh tâm hồn con người phương Tây hiện đại: chán ngán cuộc đời, lo âu trước cái chết, tình trạng bơ vơ siêu hình. Trường hợp một nhà điện ảnh được công nhận là “nhà văn toàn phần” như ông có lẽ cũng hiếm, ngoài nhà điện ảnh Mĩ E.Kazan thường viết tiểu thuyết; nhà điện ảnh Pháp René Clair tuy là viện si Viện Hàn lâm như sử dụng ngôn ngữ điện ảnh là chính.
….
Sau đây là một số suy nghĩ của Ingmar Bergman:

Tuổi cao y như trèo núi. Càng lên cao càng thở hồng học, nhưng cái nhìn mới bao quát biết bao

Tôi không khóc về những gì không còn nữa. Con cái thì lớn lên. Những dây thân ái tở dần. Tình yêu kết thúc kể cả sự âu yếm, tình bạn và tinh thần cộng đồng. Điều đó chả có gì lạ. Đơn giản, sự việc nó là như thế.

“-Tôi tin tưởng vào sự đồng cảm của con người.

– Anh hiểu điều ấy thế nào?

– Nếu môi người ngay từ tuổi thơ đã được dạy để ý đên người khác, tôi chắc chắn là thế giới sẽ khác hẳn”

Trích trang 60, 66

Trân trọng./

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.