BẠN VĂN BẠN MÌNH _ Bài 3

Trong hành trình khám phá kho tàng BẠN VĂN BẠN MÌNH, người viết thưc sự háo hức khi bắt gặp tiêu đề bài viết “Thâm Tâm và sự thật về “KH” trong cuốn VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN của Nguyễn Vỹ.

Bài viết đã có những dẫn chứng hết sức thuyết phục để chỉ ra rằng Hai sắc hoa Ti gôn, với dấu tích tác giả là “KH”, chính là thi sĩ Thanh Tâm với người trong mộng tên Khánh, ở đường Sinh từ, ngay cạnh Thanh Giám (chính là Văn Miếu).

Câu chuyện tình ấy cũng thường thôi, không có gì quá lên như những gì mà đôc giả sau này liên tưởng. “KH” được dựng lên theo mạch của mối tình dang dở ấy thế này:

Nàng cũng có hỏi chàng khi nào đến thưa chuyện với bố mẹ nàng, nhưng câu trả lời là “Anh chưa nghĩ đến chuyên ấy…”, nên cuộc tình lỡ dở từ đây…Trước khi cô Khánh đi lấy chồng, cô có viết một bức tư giã biêt “em vẫn yêu anh mãi mãi”, nhưng vẫn phải giữ trọn chữ hiếu, nên mong “anh đừng giân em, thương hại em, chứ đừng trách móc em”, kí tên KH…..

Trái tim đa cảm của chàng thi sĩ đang tuổi yêu đương, cùng với những tìm hiểu của một kẻ si tình đang bị thất tình, đã nhanh chóng khiến cây bút Thanh Tâm viết lời thổn thức thay người yêu của mình, để một phần lý giải cho những người bạn thân của mình rằng không phải Khánh “để mình leo cây”, mà Khánh cũng đau khổ lắm, nên làm bài thơ này để giã biệt. Vì lẽ đó, Thâm Tâm làm thơ nhưng lại nhờ em gái chép để đúng là nét chữ của nữ và sau đó bí mât gửi đến Toà soạn báo. Số phận của bài thơ này cũng thật là li kì, mà dự án Sách nhà mình đã chia sẻ trong bài viết của Ngoc Giao, vị thư kí toà soạn Tiểu thuyết thứ Bảy.

Và chuyện gì đã xảy ra sau đó. Cô Khánh là người không biết làm thơ, cô chưa bao giờ làm thơ, và cô ghét những bài thơ của Thâm Tâm đằng khác. Nên cô đã viết bức thư cuối cùng tỏ ý KHÔNG BẰNG LÒNG anh mượn tên cô để làm thơ kể chuyện tình duyên cũ, có thể làm hại đến cuộc sống hiện tại của cô…

Vì vậy, chàng thi sĩ lại lấy những lời nghiêm khắc giận dữ của người yêu cũ để làm ra BÀI THƠ CUỐI CÙNG, cũng có cánh Ti-gôn đầy thổn thức…

Vậy đó, mối tình và hoàn cảnh ra đời của Hai sắc hoa Ti – gôn đầy tranh cãi, thực là chẳng có gì để nói, tên KH “không hề gợi một dư luận xôn xao ở thời điểm Tiền chiến, và cuộc tình duyên của Tuấn Trình (Thâm Tâm với cô Trần Thị Khánh cũng không hề gây một xúc động nào về tâm lý cũng như về văn chương trong giới văn nghệ và giới trẻ thời bấy giờ – theo Nguyễn Vỹ.

Thế nhưng, sang cuốn MƯỜI CHÍN CHÂN DUNG NHÀ VĂN CÙNG THỜI, Vũ Bằng lại có cái nhìn thế nào về Hai sắc hoa Tigon?

Dự án Sách nhà mình xin được chia sẻ tiếp ở bài viết sau.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.