“Trong bài diễn văn đọc trước Viện Hàn lâm Pháp năm 1753, lời phát biểu của nhà văn Pháp Bufon đã đi vào lịch sử: “Le style, c’est l’homme” và câu Phạm Quỳnh dịch ra tiếng Viêt “Văn tức là người” đã trở thành danh ngôn. Đó cũng chính là sự cô đọng súc tích nhất về nội dung, quan điểm, cách thức của môt bộ sách chân dung văn học”.
Vậy, với bộ sách có tới 10 đầu thế này, có một thứ tự sắp xếp nào đó không? Chúng ta hãy cùng khám phá nhé.
NGUYỄN TUÂN (1910-1987) – Chân dung văn học
BÀNG BÁ LÂN (1912-1988) – Văn thi sĩ hiện đạiXem trước (mở trong cửa sổ mới)
NGUYỄN QUANG LẬP (1956) – Bạn văn
LAN KHAI (1906_1945) – Hình dung và tâm tưởng
THIẾU SƠN (1908-1978) – Phê bình và cảo luận
VŨ BẰNG (1913-1984) – Mười chính chân dung nhà văn cùng thời
TÔ HOÀI (1920-2014) – Những gương mặt
NGUYỄN VỸ ((1912-1971) – Văn thi sĩ tiền chiến
VƯƠNG TRÍ NHÀN (1942) – Cây bút đời người
ĐINH HÙNG (1920-1967) – Đốt lò hương cũ
Như vậy, nếu xét theo thứ tự thời gian, thời kì mà các nhà văn sinh sống, bộ sách phản ảnh hơi thở văn chương thơ phú theo tiến trình thời gian sẽ đi theo một trình tự như sau:
LAN KHAI
THIẾU SƠN
NGUYỄN TUÂN
NGUYỄN VỸ
VŨ BẰNG – BÀNG BÁ LÂN
TÔ HOÀI – ĐINH HÙNG
VƯƠNG TRÍ NHÀN
NGUYỄN QUANG LẬP
Có thể nói, nếu theo lát cắt này, bộ sách không khác gì một bộ sử về các “Bạn văn” quốc ngữ trong suốt cả thế kỉ XX của đất nước. Thế nên, một cách cơ bản, bạn cứ yên tâm đọc theo đúng thứ tự nêu trên nhé.
Ở bài viết tiếp theo, Sách nhà mình sẽ làm một Mục lục về các Nhân vật, sẽ có trong những cuốn nào trong tủ sách 10 cuốn đồ sộ này, để tiện hơn cho các bạn trong quá trình nghiên cứu.
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG