Bà của con

Xúc cảm về một bài thơ tình mẹ con, bà cháu:

“Mẹ ơi! Con thấy Bà rồi!

Bà là hoa tím mồng tơi quanh vườn.

Bà là trăng sáng vấn vương.

Bà là bóng mát trên đường con đi.

Bà là trang giấy mùa thi.

Bà là ngọn gió thầm thì bên tai.

Bà là thoang thoảng Hương nhài.

Bà là giọt nắng sớm mai hiên nhà.

Con không tìm nữa Mẹ à!

Vì đâu con cũng thấy Bà của Con.”

Vừa lạ lẫm vừa thân quen, bài thơ lục bát nhỏ không tên của ban Dương Thuý Nga (fb cá nhân Nga Hieu Duong) đã đánh thức những rung cảm ở mỗi người bằng những hình ảnh, xúc cảm giản dị mà sâu lắng!

Câu mở đầu là môt tiếng reo vui “Mẹ ơi! Con thấy Bà rồi”. Tiếng reo bất chợt, mừng rỡ, như mở được nút thắt đã bị buộc chăt từ lâu, của một đứa trẻ với người mẹ của mình. Bỗng nhiên, cái ngơ ngác, buồn bã thoắt thành những nụ cười rang rỡ trên gương mặt sáng bừng, mà lại rưng rưng đầy xúc động. Dường như người mẹ cũng bừng tỉnh, nghiêng hẳn người, chăm chú lắng nghe lời líu lo “Bà là” đến 7 lần của những đứa con thơ!

Nhịp điệu chắc nịch bởi lối gieo vần khá nhuần nhuyễn ở câu 6, câu 8 như: “rồi -tơi-“, “vườn-vương-đường”, “đi-thi-thì”, “tai-nhài-mai.v.v, cùng điệp khúc “Bà là” lăp đi lăp lai đến 7 lần ấy, đã khiến lời thơ, ý thơ thêm vững vàng, mà lại rất phù hơp với sự trong trẻo, hồn nhiên, thuần chất của tụi nhỏ. Đó là sự hoà hơp tuyệt vời giữa ý đồ nghê thuật để biểu đạt nôi dung. Điều này có được ở mạch cảm xúc trào dâng của tác giả, với một tình yêu cuôc sống đời thường tha thiết mà người mẹ, người bà đã truyền lại cho con, để rồi, đến môt lúc, đứa con nó bật lên thành những lời xúc động.

Nhưng cũng có thể, đây là cách giải thích, cách kể của người mẹ để xoa dịu niềm thương nỗi nhớ của những đứa con trước sự mất mát người bà rất đỗi yêu thương mà chúng gắn bó từ nhỏ. Sau khi lũ nhỏ biết, bà đã không trở về để âu yếm, chăm bẵm chúng như bình thường nữa, thì chúng cũng hiểu, bà đã đi xa thât xa, nhưng bà vẫn hiển hiện ở khắp nơi trong cuộc sống của những người thân yêu mình! Nên nhìn đâu, con cũng sẽ thấy bóng bà, bên những lá rau, trên những con đường, trong ánh trăng sáng, hương hoa nhài, trang giấy thi, thậm chí là cả những ngọn gió nhè nhẹ đưa con vào giấc ngủ!

Cho dù là cách hiểu nào, từ góc độ nhìn nhận và thuật lại cho bố mẹ nghe của những đứa con, hay ngược lại, là lời giải thích của bố mẹ cho những đứa trẻ của mình, về sự ra đi vĩnh viễn của người Bà rất đối yêu kính ấy, thì bài thơ cũng đã gây được một xúc động mạnh mẽ cho người đọc, về tình mẫu tử, tình bà cháu, sự gắn kết giữa các thế hệ thiêng liêng.

Lời kết bớt dồn dâp hơn, tiết tấu chậm rãi hơn, tao cảm giác mở ra không gian mênh mang”nhìn đâu con cũng thấy”, khiến ta có liên tưởng đến sự siêu thoát vĩnh hằng! Còn gì hơn thế nữa đối với một kiếp người đã trọn!

Bài thơ nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh, âm thanh, thưc sự đã đem đến cảm xúc lắng đọng hiếm hoi trong cuôc sống hối hả và như nhắn nhủ : Người đã ra đi thì không trở lại, người ở lại yêu thương và chăm chút nhau để người ra đi được yên lòng, tình máu mủ thiêng liêng chính là điểm tựa mỗi người cùng lớn!

Cảm ơn bài thơ xúc động của Dương Thuý Nga, một người mẹ trẻ của hai đứa con nhỏ. Và bạn sẽ yêu hơn nữa khi biết rằng, người Bà đươc nhắc đến trong bài thơ là mẹ chồng của tác giả, bà nội của lũ nhỏ! Và đương nhiên, cuôc sống mẹ chồng nàng dâu, nào ai có thể tránh khỏi những chuyện này chuyện khác; nhưng Bà đã ở và chăm từ đứa cháu đầu lòng, rồi đứa cháu dại mất đi khi chưa kịp chào đời, sau mới là cháu thứ 3! “Bọn trẻ nhà em yêu Bà lắm”, “Em cũng không biết thế nào nếu không có Bà”, đó là những lời tâm sự thât lòng của người mẹ cách đây mấy năm. Còn bây giờ, người mẹ ấy măc dù không còn sự trơ giúp của người Bà, nhưng chắc chắn đã và sẽ khiến người Bà yên lòng mà siêu thoát, vì những đứa cháu của Bà được sống trong tình yêu và đạo lý tốt đẹp.

Bài thơ cũng như tình cảm chân thành ấy dường như là một tia nắng ấm xoá tan u ám của mùa đông lạnh và nỗi ám ảnh dịch bệnh hoành hành.

20.1.2022

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.