An toàn mỗi ngày

Trẻ khoẻ mạnh, an toàn và vui vẻ, là ước mơ nhỏ nhoi mà nhưng thực lại thật lớn lao của mỗi bậc làm cha mẹ! Không gì lo lắng hơn khi con đau ốm, cũng chẳng day dứt nào bằng khi vì bất kể một lý do nào đo khiến con gặp phải tai nạn, rồi khi con dằn vặt, buồn bã, bồn chồn, nhìn sao não lòng đến thế!

Trong khi, bố mẹ cũng có cuộc sống riêng của mình, những trách nhiệm và đam mê đồng hành; trong khi, bản thân mỗi cá thể cũng luôn cần có khoảng không gian và thời gian riêng để khám phá, để lớn, rồi mới có thể lo cuộc đời riêng.v.v.v.

Vì thế, làm sao trong cuôc đời, những bậc cha mẹ tránh khỏi những điều bất an về những đứa con?! Chẳng có một biện pháp nào hết, chúng ta biết rằng điều đó là luôn tồn tại, vì vây hiểu, hạnh phúc là cả một quá trình.

Tuy nhiên, không phải không có cách để bản thân mỗi cá thể, ngay từ tấm bé, đã có những nhận thức để bảo vệ an toàn cho chính mình, trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ ngay xung quanh bé. Đó chính là những câu chuyện được xây dựng với ý đồ giúp bé nhận điện được nguy hiểm từ những sở thích, hành động mà các bé rất ưa thích, để từ đó, bé dần hình thành được ý thức phòng tránh.

AN TOÀN MỖI NGÀY là một trong những bộ sách dịch rất hay của Kim Đồng, mà Dự án Sách nhà mình xếp vào dòng sách có tác dụng như phân tích ở phía trên. Ngay từ tiêu đề những cuốn sách:

Nếu KHÔNG CHẤP HÀNH LUẬT LỆ GIAO THÔNG thì sao?

Nếu NGHỊCH LỬA BỪA BÃI thì sao?

Nếu KHÔNG TUÂN THỦ NỘI QUY thì sao?

Nếu CHẲNG MAY ĐI LẠC thì sao?

Nếu NGHỊCH NƯỚC thì sao

Về nội dung, các câu chuyện luôn bắt đầu bằng những tình huống vô cùng quen thuộc mà ai cũng có thể bắt gặp: như đang nắm tay mẹ để lên tàu điên, mà bạn nhỏ nhìn thấy anh đi ngươc chiều cầm chú khủng long siêu ấn tương, vây là cứ thế xa me, lac mất mẹ rồi; hay bật đươc lửa như người nguyên thuỷ thât là thích thú quá, và mình cùng làm được, vậy làm đi thôi..v.v..v.

Phần cuối mỗi câu chuyện là một trang ghi nhận lại những điều bé nên làm, hoặc không nên làm trong mỗi tình huống được đặt tên.

Về hình ảnh, đây có lẽ là điểm trừ duy nhất của bộ sách. Màu sắc và hình ảnh hơi rối rắm, đặc trưng của phong cách truyện tranh Châu Á, khác với dòng tranh chuyện của Tây Âu.

Tuy nhiên, chủ đề câu chuyện hợp lý, tình tiết hấp dẫn, và đặc biệt hành động của các nhân vật là bố mẹ dù ít nhưng đã tạo được ấn tượng cho độc giả lớn tuổi về cách hành xử với con và bản thân mình sau mỗi “sự vụ” xảy ra, nên có thể hoàn toàn bỏ qua điểm trừ về hình ảnh.

Trân trọng giới thiệu./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.