Về Bản kiểm điểm
Từ câu chuyện thăm hỏi, nựng nịu của ông bà đối với các cháu.
Viết bản kiểm điểm là câu chuyện không quá lạ đối với các gia đình, bởi thực chất, đó là một cách để rèn rũa con về một hành vi chưa chuẩn mực nào đó. Có thể con thường xuyên không làm bài tâp cô giao, có thể con trêu đùa bạn quá đà, nói chuyện quá nhiều trong giờ học, hoặc không thực hiện môt lời đã hứa, hay nghiêm trọng hơn là có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh, tỏ ra thất lễ với người lớn tuổi.v.v.v.
Mục đích của kiểm điểm để các con nhìn lại lỗi của mình và khắc phục. Bởi vậy, có thể là bản kiểm điểm giữa ba bên: học sinh, gia đình, nhà trường; mà cũng có thể chỉ là giữa con cái với cha mẹ; thậm chí là bản Tư kiểm điểm, tự viết cho chính bản thân.
Khi trẻ viết bản kiểm điểm, cần cho trẻ thấy đó là một chuyện không đáng tán thưởng, vì thông thường, khi đó là trẻ mắc lỗi, cần chỉnh sửa. Vì vậy, thât không nên khi ông bà đưa ra thành câu hỏi nựng nịu bọn trẻ “Sao phải viết bản kiểm điểm, lại nghịch, lại trêu bạn chứ gì?”, hoặc bố mẹ đưa ra kể như một “chiến tích” về sự hiếu động, đặc biệt của người con. Trẻ rất nhạy cảm. Dựa vào sắc thái biểu cảm của lời nói, qua đó, trẻ sẽ hiểu, việc viết bản kiểm điểm của mình như một lời khen, mà đã khen thì sẽ tiếp tục phát huy, không có gì phải chỉnh sửa.
Đáng tiếc là sự việc này đã trở nên quá phổ biến ở các gia đình, đặc biệt ở vùng Tỉnh lị, mà con đầu cháu sớm, lại thêm phần hiếm muộn. Có thể bản thân người lớn trong cuộc không để ý tới điều nho nhỏ này, nhưng tác hại của nó thực sự lớn. Kiểm nghiệm bằng chính cuộc sống xung quanh để tìm câu trả lời là cách xác đáng nhất.
Vì vậy, Sách nhà mình muốn gióng lên một hồi chuông cảnh báo, rất mong các gia đình lưu tâm.
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG