Lan man nhớ đến Đệ tử đầu tiên của sư Thầy chùa Sọ
Đó là một con hổ trên núi Yên Tử, được sư Thầy tìm kiếm từ khi nó còn là môt con hổ con còn bé tí, mẹ nó bị phường săn bẫy “chông đâm lòi ruột”, do “cái nơ đồng lần”…
Chừng nửa tháng chăm bẵm bằng nước cháo, cơm nhai, bón ẵm như nuôi trẻ nhỏ, “chú hùm con hoàn toàn hồi phục”. Và từ đó, nó như con chó nhỏ suốt ngày bên sư Thầy, đươc Thầy đăt cho pháp hiệu là Khoan Hoà. Và đúng như cái tên, nó “hiền hoà lắm”. “Khách cứ tự nhiên vào am. Nhưng có người lạ là mắt mở ra, không chịu khép lại và sáng quắc”
Tài năng đăc biệt của đệ tử này là “đoán nhận ra tâm tính con người ta”. Chính Khoan Hoà đã nhận ra vị huynh đệ của mình là Khoan Độ khi anh mê man bất tỉnh và được cõng đến cửa am bởi môt người bạn là Thuồng Luồng. Trong khi, với Thuồng Luồng, “cứ thấy anh là nó nhe răng, nó gầm gừ. Lắm lúc cứ như ở thể nó đang trong tư thế đang sắp nhảy lên vồ”, thì nó “ghé mũi xuống mặt Khoan Độ để ngửi”, “rồi đánh hơi rất lâu. Lại còn thè lưỡi ra liếm lên mặt Khoan Độ, dáng vẻ không gây hấn, hoàn toàn hiền lành”
Là bởi vì, nó đươc cứu sống và được nuôi nấng bởi bàn tay từ bi nhà Phật “Người dạy dạy thú, mỗi lần con vật nghe lời, lại thưởng cho một miếng ăn. Ta không làm thế. Mỗi lần sư huynh con nổi xung, gầm gừ, ta lại ôm cổ nó mà vuốt ve, xoa dịu. Ta ghé mồn gần tai nó thì thầm “Đừng nổi nóng con ơi. Nóng giận làm ta mất khôn. Nóng giận sẽ tiếp nóng giận. Như sóng càng lúc càng mạnh. Con sóng sau hung dữ hơn con sóng trước. Chi bằng hãy nhắm mắt lại. Hay tha thứ. hãy khoan dung. Thế đấy. Thât mượt mà như bãi cỏ xanh. Thật lắng trong nhu hồ lặng sóng”. Ta nói nhẹ nhàng êm dịu. Ta không biết con vật có hể hiểu được tiếng người không. Nhưng ta biết lời từ bi của đức Phật thấm vào tay ta. Tinh thần của Phật nhuốm vào giọng nói, ánh mắt và vẻ mặt của ta. Nhất là vẻ mặt. Vẻ mặt có tiếng nói đúng như tâm hồn ta suy nghĩ. Khó mà giấu đi được”.
Tinh thần Phật giáo thấm đẫm qua từng nhân vật. Môt tác phẩm văn chương giá trị.
Xin chia sẻ./.
THÙY DƯƠNG