Những ngày đầu năm học mới, bài hát đầu tiên trong tiết học Âm nhạc của các bạn lớp 3 là bài Quốc ca Việt Nam. Giọng hát trong trẻo, đáng yêu của các bạn nhỏ, cho dù cắt ngắt nhịp, lấy hơi còn đang phải luyện, cũng đủ khơi gợi những mạch cảm xúc, về sự ra đời của Tác phẩm đặc biệt này.
“Hồi ấy, vào khoảng năm 1942,vừa như thể là trốn chạy cho xa cái không gian của cuộc tình, vừa là tính lang thang của nghê sĩ, vừa là thực sự muốn tìm một nghề gì vững chai để kiếm miếng cơm manh áo, Văn Cao quyết định lên Hà Nội. Dù là lúc ấy chàng đã quá nổi tiếng bởi những nhạc phẩm Buồn tàn thu, Thiên Thai,Bến xuân và Suối mơ. Nhưng Tân nhạc lúc đó chỉ là để chơi, không làm ra cơm áo được….
Cuộc sống lang thang không thể éo dài lâu hơn nữa. Muốn tìm viêc làm thì không có chỗ. Hà nội đang đói. Dù có mong chuyển hướng cho hội hoạ không phải là truyền thần thì cũng phải dừng. Tin từ Hải Phòng lên cho biết, mẹ và các em, các cháu đang đói khổ. Mẹ đã đứa những đứa nhỏ ấy từ Nam Định ra Hải Phòng, dọc đường đã để lạc mất đứa cháu gái con anh cả. Nó mới lên 3. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Các anh chàng cũng đang chờ chàng tìm cách giúp đỡ. Năm Giáp Thân – năm Thuỷ, hình như rét hơn mọi năm. Văn Cao ngủ với quần áo. Có đêm, chàng phải đốt dần bản thảo và ký hoạ để sưởi. Đêm năm Thuỷ cùng dài hơn mọi năm, còn dài hơn với mệnh Thuỷ của chàng. Những ngày đói bắt đầu….
– Văn Cao có thể thoát ly hoạt động được chưa?
….
“Hiện nay,trên chiến khu thiếu bài hát, phải dùng những điệu Hướng đạo. Khoá Quân chính kháng Nhật sắp mở,anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta”
……..
Chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhâp đội vũ trang nào, chằng chỉ đang làm một hành khúc cho một dự báo.Chưa biết đến chiến khu,chỉ biết những con đường phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen chàng đi. Chàng cũng chưa hề gặp các chiến sĩ cách mạng trong khoá Quân chính kháng Nhật đầu tiên và đâu có biết họ hát như thế nào.Phải nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị để họ có thể hát được:
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa…
Và ngọn cở đỏ sao vàng bay giữa màu xanh của núi rừng. Ngôi sao vàng hướng thiện trên nền đỏ tạo tương sinh hoà hợp thống nhất của một sức mạnh mới. Nhịp điệu vang vọng. Không, không phải chỉ có những học sinh khoá Quân chính kháng Nhât đang hành quân, không phải chỉ có những chiến sĩ áo chàm đang dồn bước, mà cả một đất nước đang chuyển mình. Tên bài hát và lời ca của Tiến quân ca là sự tiếp tục từ bài hát Thăng long hành khúc ca “Cùng tiến bước về Thăng Long thành coa đứng”. Cũng tiến theo Đống Đa :”Tiến quân hành khúc ca -Thét vang rừng núi xa…”. Lời ca rút ngắn thành teen Tiến quân ca và tiếng thét ấy đã ở đoạn cao trào của hành khúc:
Tiến lên! Cùng tiến lên
Chí trai là đây nơi ước nguyền!
Trên mặt bàn chỗ làm việc, tờ Cờ giải phóng đăng những tin tức đầu tiên về những trận chiến thắng ở Võ Nhai.
Trước mắt chàng, mảnh trời xám và lùm cây Hà Nội không còn nữa. Chàng đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và hy vọng. Và bài hát đã xong”
Trích VĂN CAO – NGƯỜI ĐI DỌC BIỂN
Tác giả: Nguyễn Thuỵ Kha
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG