Tục ngữ và thành ngữ khác nhau như thế nào?

Nhân dịp cuốn Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam của học giả Vũ Ngọc Phan đang được rất nhiều các độc giả của Sách nhà mình đón nhận, chúng tôi xin chia sẻ kĩ hơn về giá trị của bộ sách này.
—————–
Trước Cách mạng tháng Tám, những sách sưu tập tục ngữ, ca dao đều xếp lẫn lộn Tục ngữ và thành ngữ.

Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, tục ngữ và thành ngữ đều được định nghĩa như sau :”Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè.”

Vì thế, trong phần đầu của bộ sách, cụ Phan có phân biệt dựa trên các tiêu chí sau:

1. Về nội dung:

– Tục ngữ tự nó diễn trọn vẹn 1 ý, 1 nhận xét, 1 kinh nghiệm, 1 luân lí, có khi là một sự phê phán;

– Thành ngữ không diễn đat trọng vẹn một ý, nó chỉ là một phần câu sẵn có, là một bô phận của câu mà nhiều người đã quen dùng;

2. Về hình thức ngữ pháp

– Thành ngữ: chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh; ngang hàng với từ, ở cấp độ cao hơn(nhóm từ, cụm từ)

– Tục ngữ: dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh; ngang hàng với ca dao, dân ca.
————-
Nào, với những dấu hiệu nhận biết trên, các bạn xem các câu dưới đây là Thành ngữ, hay Tục ngữ nhé. hay hơn nữa là tìm đọc bộ sách quý, được cho là “một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong sự nghiệp trước tác của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan”.

“Bụng đói, cật rét”

“Ăn trên ngồi trốc”

“Chó cắn áo rách”

“Bệnh quỷ, thuốc tiên”

Có một vài chia sẻ, chúng tôi sẽ còn tiếp tục với bộ sách này ở các bài viết sau.

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.