Tủ sách cho trường thuộc khối nghệ thuật

Dòng sách nghệ thuật mấy năm trở lại đây mới thực sự nở rộ, gần gũi và dễ hiểu hơn với độc giả phổ thông, bên cạnh không ít những cuốn nặng kí cho giới chuyên môn. Trong đó, sách dịch vẫn chiếm đa số, tuy nhiên, cũng có những tác phẩm trong nước rất giá trị, thu hút độc giả, chứ không chỉ đơn thuần là những cuốn mang lí luận, chỉ để giảng và dạy hoc trong các trường Nghệ thuật.

Sách Đông A nổi lên như một điểm sáng khi dựng danh mục cho dòng sách này. Từ Lịch sử Nghệ thuật (hội hoạ, âm nhạc) không thể không kể đến CÂU CHUYỆN NGHỆ THUẬT, NGHỆ THUẬT (thuộc bộ Tư tưởng lớn), đến những bộ Danh hoạ ĐÂY LÀ với 8 danh hoạ hàng đầu thế giới, hay tác phẩm văn học về các Nghệ sỹ lớn: Khát vọng (VanGogh), Leonardo De Vinci, rồi cả Âm nhạc cho trẻ em…Sách hay dày dặn và hình thức đep xuất sắc, vì đó là thế mạnh của Đông A – những hoạ sỹ say mê sách, làm sách với tính thẩm mỹ luôn được đề lên hàng đầu.

Còn về âm nhạc, không thể không kể đến những cuốn đình đám gần đây như Beethoven – Âm nhạc và cuộc đời do Alphabook phát hành, lại cả Beethoven – Con người và Nghê sỹ của Nguyễn Đức Chi, cùng với rất nhiều cuốn nhạc cơ bản khác mà đôc giả ngoại đao cũng có thể bắt đầu: NHẠC CỔ ĐIỂN – NHỮNG MẢNH GHÉP SẮC MÀU, Những bản Opera kinh điển, Những vở Balle kinh điển của Kim Đồng.

Thế còn âm nhạc và hội hoạ trong nước thì sao? Một cách khách quan, những cuốn sách về đề tài này, để thu hút độc giả không nhiều! Chủ yếu là những sách lý luận, nghiên cứu của các chuyên gia trong nước, dành cho những kệ sách giảng viên hoăc những người liên quan. Thế nên, đứng từ góc độ của một độc giả, cũng là những bạn sinh viên mới bước chân vào con đường nghệ thuật, thì những cuốn Hồi ký, hay những cuốn sách giá trị về những Nghệ sỹ lớn, đai diện cho một dòng nhạc nào đó, lại là cánh cửa thần kì để ta đến gần hơn với nhạc dân tộc, từ đó có thể tự hào với bạn bè năm cháu. Không thể không kể đến những bóng đại thụ như VĂN CAO, PHẠM DUY, TRẦN VĂN KHÊ, TRỊNH CÔNG SƠN, ĐẶNG THÁI SƠN về âm nhạc, hay về hội hoạ, chí ít cũng phải biết đến “tứ bất tử” Nhất Trí” (Nguyễn Gia Trí), “Nhì Lân” (Nguyễn Tường Lân), “Tam Vân” (Tô Ngọc Vân), “Tứ Cẩn” (Trần Văn Cẩn).

Ngoài ra, Nghệ thuật gì thì cái gốc rễ là văn hoá, nên dòng sách văn học cũng đặc biệt cần chú trọng, đặc biệt là những tác phẩm thấm đượm những bản sắc dân tộc riêng có, lại dễ đọc, thu hút độc giả. Vì thế, chúng ta không nên bỏ qua chùm tác phẩm của NGUYỄN XUÂN KHÁNH, như Đội gạo lên chùa, Mẫu thượng ngàn và tất nhiên, nhiều tác giả tác phẩm khác nữa, mà trong giới hạn của nhiều hạn mức, tôi xin phép dừng lại. Thêm nữa, cái văn hoá ấy, dòng chảy nghệ thuật ấy luôn song hành cùng với lịch sử của dân tộc, nên những cuốn lịch sử đầy thú vị như SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI, hay THĂNG LONG KINH KÌ KẺ CHỢ cũng là những nền tảng kiến thức, thẩm mỹ quan trọng cho tất cả chúng ta.

Xin được chia sẻ vài điều, còn bạn có tiếp nhận hay không, tuỳ vào nhận thức và quan điểm của bạn nữa!

Hi vọng!

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.