“Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
Thành cũ lâu đài bóng tịch dương”
TÌM KIẾM
Lâu đài cổ của Hà Nội của một hậu duệ già của nhà Lê đã trị vì Bắc Kỳ hơn bốn thế kỷ…
Bà hậu duệ các vua Lê (“Lê phu nhân”, theo cách gọi của quân đội) ở vào một nơi hẻo lánh, hoang vắng nhất trong thành. Nhà bà có giậu tre gai rậm rạp vây quanh. Cổng luôn đóng kín…Khuôn viên trong hàng rào trẻ rậm hầu như bị một cây đa khổng lồ choán hết. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo bò trên mặt đất như những con rắn kếch sù, cành lá to lớn có tỏa ra có thể che gọn một tiểu đoàn. Căn nhà An Nam nhỏ bé, hẹp và thấp như bị đè bẹp dưới vòm lá sum suê ấy. Nghe tiếng bước chân trên cát, người đàn bà hiền hậu ra khỏi nhà dang tay đón chúng tôi.
Bà đã già, rất già, các đường nét vẫn đều đặn nhưng khuon mặt trắng ngà thì đầy nếp nhăn nhỏ. Trên vầng tránh cao và rộng, mái tóc rẽ ngôi giữa thành hai lọn trắng suôn sẻ buông xướng hai bên thái dương. Đôi mắt rất đen và hiền hậu như linh hoạt lên khi bà nói. Tuy tuổi cao nhưng lưng bà chỉ hơi còng, dáng đi thì quý phái và duyên dáng…
“Cây đa các ông thấy đây được trồng từ rất lâu trước khi tôi ra đời. Bây giờ nó ngạo nghễ vươn lên trời cao và cành lá rườm rà phủ bóng lên cả một khoảng đất rộng. Gia tộc các hoàng đế nhà Lê ngày trước cũng như cái cây tuyệt đẹp này. Nhưng các cành chắc, khỏe của nó đã bị chặt đang khô héo, mất hết sức sống, nằm chết gí quanh thân cây cũng sắp chết đến nơi”…
Bà đi trước dẫn chúng tôi qua nhà tới một căn phòng rộng, có những tấm bia khắc đầy chữ Hán nhưn những tấm bia ở Văn Miếu, dựng đứng trên mặt đất trần trụi. Cảnh tượng thật não nề, toàn bộ phần kiến trúc này đang tàn tạ, bị bỏ hoang, mái sập đến một nửa, ngói, mảnh vữa ngổn ngang.
Bà già quỳ xuống giữa đống đổ nát ấy. Những giọt nước mắt to tuôn như mưa xuống hai gò má nhăn nheo. Ngực bà gồng lên, cố nén những tiếng nức nở mà không được…
Trích trang 216,217 MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG