Mở rộng cánh cửa hậu trường đến với văn chương

Có thể nói, sau thời của Thi nhân Việt Nam, chưa khi nào văn đàn lại sôi nổi với các cuốn phê bình văn học, hồi ức văn chương, có giá trị như bây giờ.

Nếu các bạn còn nhớ, đơt trước, Dự án Sách nhà mình đã vui sướng khi phát hiện ra cuốn NHÀ VĂN ĐỘC HÀNH ĐỘC BỘ, và nhiệt thành giới thiệu với các bạn kèm cùng cuốn Thi nhân Việt Nam,

Thì ngay sau đó tầm mấy tháng, Kim Đồng cho lên kệ bộ sách đình đám BẠN VĂN BẠN MÌNH với 10 đầu sách, 10 tác giả với cả kho tàng chân dung, tác phẩm văn học từ những năm đầu Thế kỉ XX cho tới nay. Chính xác là độc giả, đăc biệt là những người yêu văn, những thày cô giáo dạy văn, rồi cả các em học sinh đang đọc, tìm hiểu và cảm nhận về văn chương, tha hồ ngụp lặn trong biển thông tin, cảm xúc này. Và chắc chắn, có những điều chưa bao giờ biết, hoặc chỉ lờ mờ biết đến.

Ví dụ như về Vũ Trọng Phụng, liệu khi cầm bút, ông có tư duy, quan điểm đúng như chiếc áo được đo ni cho riêng ông không? Rồi cả câu chuyện về Hai sắc hoa Tigon, vì sao nó mãi mãi là môt câu hỏi không thể lí giải? Chuyện văn, chuyện đời, chuyện cuộc sống, hài hoà, lẫn lộn từ những góc nhìn của những con người, những cây bút đình đám, đã dựng lên một thời kì văn chương sáng giá của dân tộc, thực sự là kho tài liệu quý báu.

Thế rồi, mới cách đây vài ngày, cuốn TIẾNG NGƯỜI TRONG VĂN của NXB Phụ nữ chính thức góp mặt vào văn đàn. Đứa con chưa kip nhìn mặt của cố Nhà văn – Nhà Tiểu thuyết lớn NGUYỄN XUÂN KHÁNH lại góp thêm 1 chấm son văn chương, giúp độc giả hiểu hơn về tác giả tác phẩm, về hơi thở văn hoá của một giai đoạn lịch sử – nào những Nhân văn giai phẩm, chủ nghĩa xét lại.v.v.v.

Xin được đưa ra một trích đoan về Bài giảng TRÁI TIM DANKO của Nhà tiểu thuyết lớn lừng lẫy với Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, Hồ Quý Ly, Miền hoang tưởng, khi còn là một thày giáo!


———————
“Dạo ấy tôi dạy môn văn cho học sinh. Tôi dạy bài Trái tim Danko của Maksim Gorky. Danko trong bóng tối, đã móc trái tim mình ra làm ngọn đuốc. Trái tim cháy rừng rưc đem ánh sáng cho đoàn người đi trong bóng đêm. Thật là một hình ảnh lãng mãn. Đám học trò của tôi rất thích. Họ vỗ tay rào rào. Hôm ấy anh Huệ trong bán cán sư của khoa đi theo dõi, đến dự giờ. Khi giảng tôi hay dùng phép liên tưởng. Tôi liên tưởng đến một câu nói của đức Phật trong Kinh Pháp cú:

“Đươc sinh ra làm người thật là một hi hữu. Chớ nên để lỡ mất cơ hội này”

Vậy, được sinh ra làm người thật là một hạnh phúc vô song ở thế gian này. Cho nên, không thể sống phí hoài. Tức là ta phải sống thật đẹp trong thế gian. Tức là sống trong sạch, là trí tuệ, là từ bi trong cõi đời khốn khổ này. Con người là một chúng sinh huyền bí có nhiều tiềm năng phi thường. Tiềm năng ấy ngủ ngầm trong mỗi con người”

Trích TIẾNG NGƯỜI TRONG VĂN

Xin trân trọng chia sẻ./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.