Khoảng trống trong rừng

Khoảng trống trong rừng – một cuốn sách văn học dành cho lứa tuổi thiếu niên thích phiêu lưu, phá án.
Phi là cậu bé đang tuổi lớn, sống trong thời bao cấp, mẹ mất vì ung thư, bố là kĩ sư thời đói kém. Căn phòng tập thể chât chội khiến đôi chân của Phi bám riết lấy khu đất Cảng, cùng lũ bạn đường phố đúng nghĩa, nghịch ngợm, táo bạo, có chút hảo hán giang hồ…\

Đưa Phi về sống với ông ngoại là môt quyết định đúng đắn của hai bố con. Cuôc sống cũng nghèo khó nhưng phóng khoáng, khoẻ khoắn và đặc biêt là tình người, tình máu mủ, đã thoa dịu những mất mát, thiếu thốn chớm gặm nhấm một tâm hồn đang tuổi lớn!

Cái vô tư, hồn nhiên nhất của lứa tuổi thiếu niên khiến đôc giả cười mà mắt rơm rớm vì xúc động, còn lũ trẻ chưa biết gì thì sẽ cười sảng khoái!

Nhưng không dừng ở đó, vô tình, Phi còn tham gia phá án. Một thủ từ đầy nghi vấn, sống gần nơi ông cháu Phi, không chỉ đơn thuần là một tên cướp, mà còn là tên phản động gốc gác từ xa xưa, được cài cắm ở lại sau chiến tranh hay do hắn tự huyễn hoặc mình, nhưng tựu chung lại là đều có những hành động nguy hiểm gây bất ổn trên một vùng biển…

Thành viên ban chuyên án, thật bất ngờ, ngoài Phi, lại có cả những thanh niên đường phố bến Cảng xưa kia, mà chính chúng cũng bất ngờ, không nghĩ có ngày hội ngộ!

Đầy những tình tiết, sự kiện hấp dẫn, thông qua đó lại đem đến cho các em những bài học nhân nghĩa quý giá, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các em!

Cách hướng thiện của tác phẩm, rất đời và nhẹ nhàng. Lũ trẻ đường phố nghèo khó và hoang dai ấy, bằng bản năng, có thể chúng coi là làm việc tốt, nhưng chỉ chút nữa thôi, sẽ chệch hướng, sang thành lũ trộm cắp, côn đồ…

Nhưng run rủi thế nào, anh Hoàng _ người chiến sỹ an ninh đã quy tụ và hướng lũ trẻ lộc ngộc, nghèo khó và lại đang ở độ tuổi ẩm ương ấy, về với những bước đầu của một cuộc đời thường nhật, đang sẵn sàng nở hoa kết trái sau những nỗ lực, phấn đấu của chúng!

Nhà văn Nguyễn Quang Thân, đồng tác giả của rất nhiều những truyên ngắn khác trong đó có Con hac thờ bí ẩn, đã viết tác phẩm này trong trại sáng tác Đai Lải, vào năm 1984. Ông đã từng đi Thiếu sinh quân trong chín năm kháng chiến, sau này tham gia khoá hoc viết văn 2 năm cùng với Nữ sĩ Xuân Quỳnh. Vì niềm đam mê với văn chương, nên đã từng học và làm trong ngành Thuỷ lợi, cuối cùng Nhà văn vẫn quay về với cây bút, viết văn, viết báo, nên tác phẩm của Ông luôn hoà quện hai yếu tố này. Có thể thấy ngay điều đó ở KHOẢNG TRỐNG TRONG RỪNG, đoạn kết có tính kết nối mà bạn đoc luôn mong muốn có được sau một tác phẩm mang tính trinh thám, hấp dẫn đến thế.

Ông học tiếng Pháp, rồi tư học khi bị đứt đoạn, hoc cả tiếng Nga để dịch, học tiếng Anh để giao tiếp. Tất cả đã tạo cho Ông những chìa khoá vàng để trở thành “nhà văn viết báo giỏi bằng tinh thần dấn thân và phản biện với hàng ngàn bài báo được gia đình lưu còn chờ để tập hợp in sách.”

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.