Bài 36: Đại-lai-Lạt-ma

Đại-lai-Lạt-ma là ai?

Theo Giáo sư Eric Sharp, trường Đại học Sydney (Úc), trong thế kỉ 20, có ba vị ở châu Á được coi là thánh nhân: hai vị ở Ấn Độ là thi hào R.Tagor (1861-1941) và chính khách Mahatma Gandhi (1869-1948), một vị ở Tây Tạng sinh năm 1935 là Đại-lai-Lạt-ma thứ 14 tên là Tenzin Gyatso.

Đại-lai-Lạt-ma không phải là tên riêng mà là một chức vị, chỉ vị lãnh đạo cao nhất về thế tục và về tôn giáo của xứ Tây Tạng (gần như Giáo hoàng – pape/pope-của đạo Kitoo La Mã). Đại-lai-Lạt-ma có nghĩa là có trí tuệ thông như biển cả. Đây là một vị Bồ Tát, một Phật sống, Phật tái sinh làm kiếp người để cứu vớt chúng sinh. Theo truyền thống, việc tìm ra một Phật sống bằng cách chọn một cậu bé để đào tạo thành Đại-lai-Lạt-ma là một nghi thức tâm linh rất lâu dài và công phu.

Trong quá trình phát triển, đạo Phật chia thành ba phái: Phật giáo nguyên thủy (theravada) còn gọi là Tiểu Thừa (Hinayama), phái Đại Thừa (Mahayama) và phát Mật Tông (Tantrayama) đa phần ở Tây Tạng.
….
Đại-lai-Lạt-ma thứ 14 được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1980. Ông còn là tác giả của 50 cuốn sách, do chính ông viết hoặc do các đồ đệ của ông ghi lại các bài giảng của ông….

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.