Bài 21: Chekhov

Sau đây là một số suy nghĩa của Chekhov (dịch qua Pháp văn)

Khi ta khát, dường như ta có thể uống cạn một đại dương. Đó là lòng tin. Ta mà liền uống thì được một, hai cốc. Đó là khoa học.

Trong vũ trụ, chỉ có trí tuệ là bất di bất dịch.

Tính độc đáo của một tác giả phụ thuộc vào suy nghĩ hơn là văn phong.

Vậy Chekhov là ai?

Chekhov là tác giả Nga nổi tiếng thế giới. Ông là đại diện cuối cùng của dòng tiểu thuyết hiện thực phê phán Nga thế kỉ 19. Thời Pháp thuộc, độc giả Việt Nam được đọc một số tác phẩm của ông dịch sang tiếng Việt, giới trí thức đọc qua bản dịch tiếng Pháp. Nguyễn Tuân rất thích Chekhov, có lẽ vì Chekhov nhìn xã họi bê bối dưới lăng kính của một nhân chứng “buồn chán mà vui giỡn” (theo một nhà phê bình người Nga). Theo L.Tolstoy:”Chekhoce là một trong những nhà văn hiếm hoi mà người ta muốn đọc truyện ngắn lần hai”
……
Ông trải qua 3 giai đoạn sáng tác:

Giai đoạn 1, cho đến giữa những năm 1880, ông viết nhiều chuyện hài hước, có nội dung xã hội sâu sắc, phê phán cái xấu xa. Qua tiếng cười, nghe rõ nỗi đau vì con người đã mất phẩm giá, nổi giận vì cuộc sống đê tiện, trống rỗng. Truyện Anh béo và anh gầy(1883), Cái chết của một viên chức(1883), Con kỳ nhông, Lão quản gia Prisshibeyev..v.v.v.v

Giai đoạn 2, từ giữa những năm 1880, ông chuyển từ chuyện rất ngắn sang truyện dài hơn, truyện vừa, khai thác những đề tài sâu sắc hơn. Truyện Phòng số 6 là một trong những tác phẩm hay nhất, ảm đạm nhất.

Giai đoạn 3, những năm 1890, ông viết một loạt truyện ngắn, bác bỏ thuyết “không dùng bạo lực để chống điều tác” của Tolstoy, thuyết “việc nhỏ” của phái dân túy và những người áp dụng chủ nghĩa Darwin (1809-1882) vào lĩnh vực xã hội. Một số truyện ngắn khác phê phán tính chất thờ ơ của môt bộ phận tri thức Nga: Người trong bao (1898) vạch mặt bọn đại tư sản ăn bám…Một số truyện đề cập đến vấn đề tình yêu và danh dự: Phu nhân có con chó nhỏ (1899) chống lại tính hoài nghi của giới tư sản. Ông thể hiện lí tượng nhân đạo và xã hội của mình trong Một bà xốc nổi (1891), Người vợ chưa cưới (1903)….

Trân trọng./.

THÙY DƯƠNG 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.