“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”
Đúng thật, thơ là tiếng lòng, là cái đẹp, là những rung động tinh tế của những tâm hồn nhạy cảm. Chẳng thế mà mình nghĩ đến ngay khi đọc CHÂU PHI NGHÌN TRÙNG, mà thoạt nhiên chẳng thấy gì liên quan.
Đây là một tác phẩm văn chương, một thiên hồi kí của một tư sản Anh tại thuộc địa trong bối cảnh các đế quốc Châu Âu tranh nhau xâu xé lục địa châu Phi năm đầu thế kỉ XX. Câu chuyện diễn ra trong đồn điền cà phê dưới rặng Ngong, sẽ cho bạn thấy thật nhiều điều thú vị về những con người “cưỡi ngựa, bắn cũng, nói sự thật”, về cuộc sống, về văn hoá ở một vùng đất mới lạ.v.v..v. Tất cả cứ chầm chậm như một thước phim , để độc giả dần dần đi hết hành trình, mà nhiều khi cũng đến phát sốt ruột. Nhưng rồi nhanh chóng dịu đi bởi những khung cảnh phóng khoáng, mượt mà và lộng lẫy mở ra, choáng ngợp!
Mình bỗng nhớ đến một tác phẩm thể loại này, bối cảnh lịch sử ấy, cũng với góc nhìn góc cảm của người đi khai phá, mà có liên quan đến mình hơn.
Đố bạn biết, đó là cuốn nào. Bật mí, mình đã chia sẻ nhiều lần trước đây, thuộc dòng sách Việt Nam thời đầu thế kỉ XX.
Còn quay trở lại với CHÂU PHI NGHÌN TRÙNG, mình thấy thật vui vì tác phẩm đoạt giải tác phẩm văn học dịch trong năm qua. Xứng đáng và rất nên lan toả.
Vì thế, mình tò mò về Dịch giả, đồng tác giả của tác phẩm! Liệu dịch giả đã tới Châu Phi lần nào chưa, hay cũng chỉ ngao du qua những con chữ, từ đó bồi đắp cho mình kiến thức, tình cảm dày dặn đáng kể để chuyển ngữ một cách thanh thoát, nhẹ nhàng đến vậy?
Và sẽ còn nhiều câu hỏi chuẩn bị sẵn cho buổi giao lưu thú vị vào thứ 7 tới đây cùng với NXB Phụ nữ.
Cảm ơn và chúc mừng các chị Hoa Phượng , Trương Ngọc Lan và NXB PHỤ NỮ, vì những tác phẩm hay, những hoạt động toạ đàm sách đều đặn, chất lượng trong thời kì dịch giã khó khăn này!
THÙY DƯƠNG