Cảo thơm lần giở – Bài 9

Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!

Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…

Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!

Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!


—————-
Nói đến Nhật Bản là phải nói đến thơ Haiku, loại thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có 3 câu, tổng cộng 17 âm tiết (5+7+5). Nói đến thơ Haiku, không thể không nhắc đến ông thày của Haiku là Basho – tức Ba Tiêu thiền sư, ông là nhừ thờ lãng du trên cõi trần.
….
Basho không tìm cách xa lánh nhân thế, sống dửng dưng với thói đời tục lụy, chấp nhận những ưu phiền với một chút hài hước nhẹ nhàng. Ông có công lớn canh tân thơ Haiku, biến một thể thơ tầm thường, bông đùa thành một thể thơ trữ tình vừa tuyệt mĩ vừa cao siêu. Haiku đã thành tập quán văn hóa Nhật; người Nhật có học nào cũng làm thơ Haiku, nhưng làm một bài thơ Haiku hay đâu phải dễ. Hiện ở Nhật, có hàng chục tạp chí chuyên in thơ Haiku, các báo hàng ngày thường dành một cột đăng thơ Haiku…..

Xin dịch thêm một số bài Haiku của Basho:

Lòng buồn rười rượi

Nghe chim gáy gáy

Khiến ta thêm cô quạnh

Tỉnh dậy đi! Tỉnh dậy đi

Để kế bạn với ta

Hỡi chú bướm đang ngủ

Trích 32, 33

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.