Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
————————————
Những nguyên nhân nhỏ đôi khi gây ra họa lớn: chỉ cần mất một cái đinh thì hỏng hẳn cả cái móng ngựa, do đó hại đến móng ngựa, rồi đến kị sĩ.
Nhàn rỗi cũng như gỉ sắt, phá hoại hơn nhiều sự hao mòn do lao đồng. Chìa khóa dùng luôn thì lúc nào cũng bóng nhẵn.
Chớ ném đá sang nhà hàng xóm nếu nhà mình có cửa số kính.
Những người muốn bỏ đôi chút tự do của mình để đánh đổi đối chút an toàn không xứng đáng được hưởng cả hai thứ đó, và sẽ mất cả hai
——————-
B.Franklin (1706-1790), chính khách, nhà ngoại giao, nhà văn, nhà sáng chế, chuyên gia in, nhà khoa học, thường được coi là “người Mĩ sáng suốt nhất” “Từ nghèo túng vươn lên giàu có, từ tối tăm vươn lên vinh quan, ông dễ dàng trải qua tất cả các tầng lớp xã hội. Ông sống thoải mái với người giàu cũng như với người nghèo, với tri thức cũng như với người dốt nát. Ông nói một cách thoải mái ngôn ngữ của những người dân cũng như của vua chúa, của phụ nữ thông thái cũng như của mấy bà nội trợ” (Becker)
Ông có để lại một cuốn Tự truyện được dịch sang nhiều thứ tiếng. Cuốn sách đã trở thành kinh điển trong thể loại tự truyện; qua đó, người ta biết rõ nhiều chi tiết trong cuộc đời ông……..
Truyện ngụ ngôn, truyện kẻ, lịch Almanac của chú Richard ra hàng năm trong 25 năm liên tục, chứng tỏ tính quần chúng của Franklin. Cuốn sách lịch bán chạy ở Mĩ và cả ở các phố Paris (4 xu một cuốn). Tác giả giới thiệu “chú Richard” tiêu biểu cho người lao động nghèo ở New York. Ấn phẩm được hàng nghìn người Mĩ thuộc đủ tầng lớp xã hội ưa thích vì ông đưa ra rất nhiều phương ngôn, tục ngữ và cả châm ngôn….
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG