Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
——————
Một số suy nghĩ của Camus:
Để sửa tính thờ ơ tự nhiên, tôi đứng giữa sự khốn khổ và mặt trời. Sự khốn khổ ngăn tôi, cho là mọi sự việc đều tốt lành dưới ánh mặt trời và trong lịch sử, còn mặt trời cho tôi biết lịch sử không phải là tất cả.
Nếu có một tội lỗi với cuộc sống thì đó không phải là sự tuyệt vọng đối với cuộc sống mà là việc ước vọng một cuộc sống khác và lẩn tránh cái vĩ đại bất di bất dịch của cuộc đời này.
Bằng cách bảo tồn cái đẹp, chúng ta sẽ chuẩn bị cho cái buổi phục hưng mà nền văn minh sẽ ra đời ở trung tâm tư duy của nó, cách xa hẳn những nguyên tắc hình thức và những giá trị xuống cấp của lịch sử, cái đức tính sống động ấy tạo ra phẩm chất chung của thế giới và con người.
Camus là ai?
Albert Camus là nhà văn Pháp được giải thưởng Nobel năm 1957. Ông sinh tại Algeria, mất ở Pháp năm 47 tuổi vì tai nạn xe hơi. Thời thơ ấu của ông khá nghèo khổ…Ông tham gia cuộc kháng chiến chống phát xít Đức và là chủ bút tờ báo bí mật Chiến đấu. Sau đó, ông từ bỏ con đường cách mạng, li khai Đảng công sản Pháp, trở thành một trong những người dẫn đầu trào lưu hiện sinh chủ nghĩa…..Ông biểu hiện khuynh hướng nổi loạn cá nhân trong các vở kịch Caligula (1945)…
Tiểu thuyết Dịch hạch (La Peste.1947) biểu tượng cuộc xâm lược của Quốc xã Đức: đề cao sự đoàn kết của tập thể chống lại cái ác, nhưng vẫn chứa đựng yếu tố hiện sinh chủ nghĩa về sự bất lực và vô nghĩa của cuộc sống….
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG