Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
———–
Sau đây là một số suy nghĩ của Brecht:
Phải đánh cái ngu đần vì nó làm cho ai gặp nó cùng thành ngu đần.
Điều quan trọng không phải mình là người mạnh nhất, mà là người sống sót.
Con người là con người, không phải là thiên thần.
…..
Không lại gì khi kịch của Brecht ại dễ dàng được chuyển thể sang tuồng Việt Nam vì sân khấu của Brecht chiụ ảnh hưởng rất nhiều của sân khấu phương Đông: sân khấu có nhiệm vụ giáo dục người xem thực hiện cái thiện; phương pháp gián cách của Brecht khiến người xem lúc nào cũng tỉnh táo để phê phán chứ không bị lôi cuốn bởi câu chuyện (cũng như ở chèo có nói đế), sân khấu đơn sơ để tập trung vào nhân vật, ý nghĩa tượng trưng là chính. Năm 1962, nhà phê bình sân khấu Balan Zofia Mackiewicz xem tuồng và chèo ở Việt Nam rất ngạc nhiên tìm thấy Brecht trong sân khấu truyền thống Việt Nam.
Brecht là nhà họat động sân khấu Đức, nhà thơ, nhà lí luận, nhà viết truyện. Ông là con một chủ nhà máy. Ông theo học ngành y. Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đang học thì bị gọi đi lính, làm công việc chăm nom thương bình. Ông làm thơ và sáng tác bài hát phản đối chiến tranh….
Trích trang 82, 83
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG