Không dễ gì mà đặt bút viết về Nhà văn hóa Hữu Ngọc – một học giả xuất sắc của Việt Nam được Thế giới ghi nhận như “một người bắc cầu giữa các nền văn hóa”!
Mà hãy khám phá “cuộc hành hương” “qua thư tịch” của Ông, ” đi gõ cửa các danh nhân thế giới để tìm câu giải đáp cho câu hỏi”: Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta đang đi đâu?…
Ấy đã là một niềm hạnh phúc và bài học lớn lao cho mỗi chúng ta rồi!
Bắt đầu từ ngày hôm nay, 21.4.2020, Dự án Sách nhà mình sẽ mỗi ngày gửi tới bạn đọc một trích dẫn trong bộ sách quý này! Mời các bạn thưởng thức!
———————–
Giới trí thức Việt Nam để ý đến Bergson từ những năm 30 thế kỉ trước. Ở các lớp Tú tài của Pháp, môn triết học đều có dạy Bergson.
Có thể nói không ngoa là tư tưởng của Bergson ngự trị triết học Pháp và thế giới đầu thế kỷ 20, dĩ chí trở thành cái “mốt” ở Paris.
…
HHenri Bargson được trao Giải thưởng Nobel Văn học năm 1927. Ông xuất thân từ một gia đình Pháp gốc Do thái , mẹ là người Anh. Thời kỳ Pestain, Đức quốc xã chiếm đóng Pháp, Bergson từ chối đặc ân được miễn chế độ bạc đãi người Do Thái. Triết học của ông, duy tâm thần bị, chống lại chủ nghĩa thực chứng; ông không công nhận quan niệm của chủ nghĩa duy khoa học (scientisme), vì nó cho là chỉ có nhận thức khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, đặc biệt là Toán học) mới có giá trị. Ông gạt bỏ chủ nghĩa duy vật, đoạn tuyệt với chủ nghĩa lí tính và tư duy logic.
……
Sau đây là một số suy nghĩ của Bergson:
Quyền lợi cá nhân thuần túy hầu như không thể định nghĩa được; vì trong đó có nhiều quyền lợi, có lẫn quyền lợi chung và rất khó tách cái chung và cái riêng.
Có hai loại hình nghiên cứu: một loại chỉ là người thợ phụ và một loại có nhiệm vụ sáng tạo, ngay cả trong nghiên cứu khiêm tốn hay trong thực nghiệm đơn giản nhất.
Cái cười trừng phạt một số nét xấu, cũng như bệnh tật trừng phạt một số sự thái quá.
Trân trọng./.
THÙY DƯƠNG