Búp sen xanh – Bài 4

Búp sen xanh, ấn tượng mạnh mẽ nữa đối với tôi, đó chính là nội dung về vai trò giáo dục của gia đình với đứa trẻ.

Giáo dục gia đình, đó là những thứ rất đời thường hàng ngày, thời nào cũng có, vì thế nên đọc chuyện xưa mà thấy gần gũi, đồng cảm! Là hình ảnh người mẹ với lời ru ầu ơ, với những cái vuốt ve âu yếm con, và chăm sóc gia đình hết lòng hết dạ. Là hình bóng người cha hiển diện trên từng bước con trưởng thành: những lần quở phạt vì thói nghịch ngợm con trẻ: trèo cây phá tổ chim, tắm sông, rủ bạn trốn học đi chơi, đăc biệt khi gia đình bị “hàng xóm chửi nặng lời, xúc phạm đến nề nếp gia phong, gia giáo” vì sự nghich ngơm như quỷ sứ của người con thứ, người cha nén thở dài, măc áo dài đen, xuống nhà dưới xin lỗi bà, rồi mới nghiêm giọng phạt con; hay khi người con thứ cãi hỗn khi người anh nhắc nhở, người cha đã thể hiên sự công minh khi phân tích và xử lý vấn đề(nghiêm giọng mắng con thứ, yêu cầu con lâp tức xin lỗi người anh).Là hình bóng người bà, người ông tảo tần chăm bẵm, dạy dỗ, yêu thương con, cháu, bạn bè. Hẳn không ai có thể quên gia đình nghèo hiếu học, hiếu khách, đã dạy con “không đươc nói to, không đươc chạm bát đũa” khi nhà có khách. Chẳng phải đó vẫn là những bài học giá trị và ý nghĩa thiết thực ở cả ngày nay!

Giáo dục gia đình, ở mức độ cao hơn chút, đó là lối sống trọng học hành, qua thày, qua sách và qua những chuyến đi. Với sách, người cha nghèo ấy đã không ngần ngại mua những cuốn sách mà “số tiền mua mấy cuốn sách ni bằng tiền gạo môt tháng ăn của cả nhà”, bởi theo người cha “cái đáng chi tiêu thì không thể dè sẻn được”, và như trong sách Ấu học ngũ ngôn thi có dạy “Di tử kim mãn doanh, hà như giáo nhất kinh”, “tức là để cho con hòm vàng đầy không bằng dạy con môt quyển sách”; hay “Dưỡng tử giáo dộc thư, thư trung hữu kim ngọc, nghĩa là: Nuôi con phải biết day con đoc sách vì trong sách có vàng ngọc. Cho nên sách đắt tiền, nhà ta còn túng thiếu, cha mẹ phải nhịn các thứ khác để mua sách cho các con học”. Và rõ ràng, những người con của cha Nguyễn Sinh Sắc, đặc biệt là cậu con thứ, đã học hỏi từ sách, nhìn thấy từ sách biết bao điều, mà bài viết xin tách thành một đoan riêng.

Giáo duc gia đình, còn là sự đồng cảm, lắng nghe và tôn trọng và khích lệ để các thành viên làm được những việc lớn lao. Người mẹ đoản mệnh mất sớm, nên hành trình khôn lớn và trưởng thành của người con gắn liền với hình ảnh người cha. Có câu chuyện mà người cha phó bảng ấy đã nghe từ môt cậu bé, và chờ đơi, để rồi lại nghe từ một chàng thanh niên, cách nhau đến 10 năm, mà khi đó, chính người trong cuôc không hề biết rằng, chính câu chuyện ấy đã viết nên lịch sử của cả một dân tộc: hướng đi tìm đường cứu nước. Và người cha ấy, gia đình ấy thưc là đang chăm chút “một đấng mình quân” cho dân tôc ở thời kì lịch sử cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Hình ảnh “Những ngon trúc quân tử ngoài vườn xanh gục đầu vào cửa sổ chiêm ngưỡng hai trái tim thương nước thương dân” thật đẹp, đã lột tả hết sức chính xác mà xúc động về tình cha con đặc biệt này.

Giáo dục gia đình ấy còn gắn với những quan niệm gốc rễ đời đời “dân vạn đại, quan nhất thời”, học hành không để làm quan, mà để làm những điều có ích cho đời: dạy học, bốc thuốc, hay lớn lao hơn nữa là tìm hướng đi cho một dân tộc đang khốn khổ dưới ách đô hộ của thực dân, và đạt được kết quả to lớn: dành được độc lập tự do và xây dựng được một Nhà nước mới. Sau này và cho tới bây giờ, quá trình dựng và giữ nước ấy không tránh khỏi những sai sót, vì còn rất nhiều yếu tố khác chứ không chỉ bởi một con người, nhưng điều không thể phủ nhận, là thời thế khi ấy đã có một đấng minh quân, một anh hùng dân tộc.

Giáo dục gia đình, muôn đời như thế, luôn là gốc rễ để nuôi dưỡng những mầm cây khoẻ khoắn, tươi đẹp, góp phần gìn giữ và làm xanh cuộc sống này.

Trân trọng./

THÙY DƯƠNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.